Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Vậy người biểu diễn là ai, họ có những quyền gì. Cùng tìm hiểu nội dung này nhé.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê nhà ở đâu uy tín? Chuẩn bị bao nhiêu tiền?

1. Người biểu diễn là ai?

Theo Điều 3 Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng:

Người biểu diễn là các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Trên cơ sở này, Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan, trong đó có người biểu diễn gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

1. Người biểu diễn là ai?

Như vậy, người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

>>> Xem ngay: Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền trọn gói, uy tín, giá rẻ 2023

2. Quyền của người biểu diễn

Khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, người biểu diễn được hưởng các quyền đối với cuộc biểu diễn của họ. Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người biểu diễn có những quyền sau đây:

– Đối với người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản.

– Đối với người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì:

+ Người biểu diễn có các quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn.

+ Chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

Quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 29 Luật này như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

– Được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

– Không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Xem thêm:  Điều kiện tài sản đảm bảo mới nhất [2023] là gì?

Thứ hai, quyền tài sản

Bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình.

Quyền của người biểu diễn

Trong đó, quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.

Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử, viễn thông và các hình thức tương tự khác.

– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Bên cạnh đó, khi tổ chức hay cá nhân muốn khai thác hoặc sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải trả tiền thù lao cho họ. Tiền thù lao sẽ do pháp luật quy định hoặc 02 bên tự thỏa thuận nếu pháp luật không quy định.

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà trọn gói, giá rẻ tại Hà Nội.

Trên đây là giải thích người biểu diễn là ai và có những quyền gì. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Người không minh mẫn lập di chúc thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Địa chỉ dịch thuật đa ngôn ngữ hỗ trợ dịch mọi văn bản pháp lý từ nhiều thứ tiếng.

>>> 03 lưu ý khi công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán nhà.

>>> Phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế mới nhất 2023.

>>> So sánh nhận thừa kế di chúc theo pháp luật với di chúc miệng.

>>> Gia đình là gì? Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *