Cướp giật tài sản là một trong những tội phạm nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân và xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trách nhiệm hình sự mà người phạm tội cướp giật tài sản phải chịu theo luật pháp Việt Nam.

1. Cướp giật tài sản là gì?

khái niệm tội cướp giật

Cướp giật tài sản là hành vi mà người phạm tội thực hiện các hành vi công khai, không lén lút, thực hiện hành vi trước mặt chủ tài sản. Hành động bất ngờ, nhanh chóng khiến cho chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản không phản ứng kịp thời.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng nào công chứng thứ 7 chủ nhật? Có tính phí cao hơn ngày bình thường không

2. Cấu thành tội phạm tội cướp giật tài sản

Khách thể tội phạm

Trong tội cướp giật tài sản khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản. Sau đây là cấu thành tội cướp giật tài sản:

Đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản: tài sản

Chủ thể tội phạm

Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Như vậy đối với cướp giật tài sản chủ thể của tội phạm trước hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và những người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt khách quan tội phạm

Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau:

– Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

– Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.

– Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoản thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân khối lớn để cướp giật…

Xem thêm:  Đất đai có thuộc sở hữu toàn dân?

>>> Xem thêm: Công ty dịch thuật nào uy tín ở Hà Nội? Có thể dịch nhanh lấy ngay không?

Mặt chủ quan tội phạm

Đối với tội cướp giật tài sản, mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong đó lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp.

Động cơ của tội cướp giật tài sản được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý. Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

cấu thành tội phạm

3. Hình phạt

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nếu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Có tính chất chuyên nghiệp (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản rất táo bạo, có thể gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của chủ sở hữu tài sản, hoặc người quản lý tài sản như cướp giật tài sản của người đang đi xe gắn máy trên đường phố rồi đạp người bị hại ngã để tẩu thoát.

+ Hành hung để tẩu thoát. Được hiểu là hành vi của người phạm tội dùng vũ lực (như đấm, đá, dùng gậy đánh…) chống trả lại việc đuổi bắt nhằm mục đích tẩu thoát khỏi sự truy đuổi của người bị hại hoặc những người khác.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà gồm những nội dung gì? Có cần công chứng hợp đồng thuê nhà không?

 Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

Xem thêm:  Cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng)

Trên đây là giải đáp các thông tin cần thiết liên quan đến xử phạt tội cướp giật

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Có thể bạn muốn xem thêm:

>>> Sổ đỏ được thừa kế có cần công chứng không? Ở đâu có dịch vụ làm sổ đỏ nhanh?

>>> Ở đâu tuyển cộng tác viên báo chí? Lương có cao hơn Lương đi thực tập không?

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu thực hiện ở đâu? Phòng công chứng có làm dịch vụ này không?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà có nhất định phải ra Ủy ban Nhân dân xã không?

>>> Cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *