Bóng cười không còn là khái niệm xa lạ với giới trẻ ngày nay và được sử dụng tương đối phổ biến tại các quán bar, nhà hàng… – những tụ điểm giải trí của giới trẻ. Vậy, mua bán, sử dụng bóng cười có bị cấm tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng – Dịch thuật công chứng hồ sơ năng lực lấy ngay.
1. Sử dụng bóng cười thực chất là gì?
Bóng cười thực chất là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm khí Dinitơ monoxit (N2O) bằng dụng cụ bơm chuyên dụng. Khi người dùng hít những quả bóng cười này, khí N2O lan tỏa, ngấm vào cơ thể, gây cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười không ngừng nghỉ.
Trong thực tế, bóng cười ẩn chứa nhiều mối nguy hại mà điển hình nhất là người sử dụng dễ bị ngộ độc khí N2O, dẫn đến ức chế thần kinh và đột quỵ nhẹ. Nghiêm trọng hơn, bóng cười có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến trầm cảm…
Bóng cười rất phổ biến tại các hộp đêm của châu Âu và xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng ngay lập tức trở thành một trào lưu “hot” trong giới trẻ thành thị. Tại nhiều quán bar, nhà hàng…, bóng cười được bày bán công khai với giá chỉ vài chục nghìn/quả và gần như trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều cuộc vui của giới trẻ.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật gần nhất cung cấp dịch vụ công chứng miễn phí tại nhà ở Hà Nội.
2. Sử dụng bóng cười có bị cấm tại Việt Nam?
Điều 33 Luật Hiến pháp 2013 quy định:
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Trong khi đó, theo Luật Đầu tư 2020, các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hiện nay gồm có: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ… và không cấm kinh doanh mặt hàng chứa hóa chất N2O.
Có thể thấy, sản xuất, kinh doanh bóng cười không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên, khí N2O (Dinitơ monoxide) có trong bóng cười thuộc Danh mục hàng hóa hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định Phụ lục 2 Nghị định 82/2022/NĐ-CP. Hiện nay khí N2O được sử dụng chủ yếu trong y tế, chủ yếu sử dụng để gây tê, giảm đau trong hoặc dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm.
Như vậy, mặc dù bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP, do vậy việc sử dụng bóng cười tuy chưa có điều luật cụ thể nào quy định cấm, song việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm do đây là chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.
>>> Xem thêm: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ thật giả khi mua nhà chung cư để tránh bị lừa đảo.
3. Sản xuất bóng cười trái phép để bán ra thị trường có thể bị phạt
Theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà:
– Không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; hoặc
– Tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Ngoài ra, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mà có.
Như vậy, hành vi sản xuất bóng cười (có chứa chất N2O là chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh) trái phép sẽ bị xử phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.
>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ A-Z
Trên đây là giải đáp về Mua bán, sử dụng bóng cười có bị cấm?.Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?
>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền vay thế chấp ngân hàng để mua nhà là bao nhiêu?
>>> Thủ tục công chứng di chúc miệng ngoài trụ sở mới nhất 2023
>>> Xem ngay: Có nên mua chung cư chưa hoàn thiện không?
>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất thờ cúng tổ tiên thực hiện thế nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch