Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn, kê khai thuế giá trị gia tăng không? Cùng theo dõi bài viết sau của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để có câu trả lời nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng chung cư không phải ai cũng biết

1. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó,Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho các hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không.

Còn hàng hóa luân chuyển nội bộ được hiểu là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Như vậy, có thể khẳng định, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ không phải lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh và uy tín, hỗ trợ giao sổ tận nhà khu vực Hà Nội

2. Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?

Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

[…]

Đồng thời, theo Công văn số 326/CTHDU-TTHT ngày 11/03/2023, có thể thấy:

Xem thêm:  Cách hưởng trọn quyền lợi bảo hiểm trước khi nghỉ hưu

– Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh: Không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:

– Hàng hóa tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh: Phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.

Lưu ý: Riêng ngành vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định về đối tượng và mức kiểm soát đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.

>>> Tìm hiểu thêm: Đăng ký làm sổ đỏ online ngay hôm nay để nhận giá rẻ nhất!

3. Hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có đầy đủ nội dung bắt buộc như một hóa đơn thông thường. Cụ thể, phải đảm bảo các tiêu thức sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Số hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, MST người bán.
  • Tên, địa chỉ, MST người mua.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá: thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
  • Chữ ký người bán, người mua.

Theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC, đối với hoạt động tiêu dùng nội bộ, doanh nghiệp hạch toán như sau:

  • Nợ TK 154, 211, 241, 242, 641, 642,… tùy từng bộ phận và mục đích sử dụng.
  • Có TK 155, 156,… : Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả khi nhận sổ lần đầu để tránh rủi ro khi giao dịch

Trên đây là các thông tin liên quan đến hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí dịch vụ

>>> Hướng dẫn tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả thu lợi nhuận cao

>>> Tuyển dụng cộng tác viên bán hàng thu nhập ổn định, không yêu cầu kinh nghiệm

>>> Địa chỉ văn phòng dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay trong ngày đảm bảo chất lượng tốt

>>> Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì? Mức đóng, mức hưởng mới nhất

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *