Trong thực tế, nhiều người còn thắc mắc về việc san lấp đất. Vậy, san lấp đất nông nghiệp là gì? Tự ý san lấp có bị phạt? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết này.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất ở đâu uy tín? Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền?

1. San lấp đất nông nghiệp là gì?

San lấp đất, còn được gọi là san lấp mặt bằng. Đó là quá trình thi công để làm phẳng nền đất từ các mặt đất có độ cao khác nhau trong một khu vực. Quá trình này bao gồm việc đào những khu vực có độ cao cao hơn và chuyển đất này đến các khu vực có độ cao thấp hơn. Nhằm mục đích tạo ra một bề mặt địa hình phẳng hơn, phục vụ cho các mục đích sử dụng cụ thể.

2. Tự ý san lấp đất nông nghiệp có bị xử lý?

Hành vi san lấp đất nông nghiệp có thể được coi là hủy hoại đất. Hủy hoại đất bao gồm các hành vi sau:

2.1 Làm biến dạng địa hình

+ Thay đổi độ dốc bề mặt đất.

+ Hạ thấp bề mặt đất.

+ San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước.

+ San lấp nâng cao bề mặt đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.

(Trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang. Và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư).

San lấp đất nông nghiệp là gì?

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền cho người khác mua bán đất có được không?

2.2 Suy giảm chất lượng đất

Bao gồm

+ Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác.

+ Thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá, hoặc loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng.

+ Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp.

2.3 Gây ô nhiễm đất

San lấp đất có thể đưa vào đất các chất độc hại, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng. Đây là những tác nhân gây ô nhiễm đất. Chúng có thể gây hại rất nặng nề cho cây trồng, vật nuôi và con người.

Xem thêm:  Cha mẹ ly hôn, con cái có cần tham gia phiên tòa không?

2.4 Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định

Điều này xảy ra sau khi thực hiện các hành vi

+ Làm biến dạng đất.

+ Làm suy giảm chất lượng đất.

+ Gây ô nhiễm đất

Dẫn đến không thể sử dụng đất được theo mục đích ban đầu.

Những hành vi trên được coi là hủy hoại đất và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Thực hiện công chứng hợp đồng cho thuê nhà như thế nào là đúng?

3. San lấp đất nông nghiệp trái phép bị phạt thế nào?

San lấp đất nông nghiệp trái phép có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 hecta.

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta.

San lấp đất nông nghiệp trái phép bị phạt thế nào?

– Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 hecta đến dưới 0,5 hecta.

– Phạt tiền từ 30 – 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 hecta đến dưới 1 hecta.

– Phạt tiền từ 60 – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 1 hecta trở lên.

Ngoài phạt tiền, có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nếu người vi phạm không chấp hành, Nhà nước có thể thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ giá rẻ, uy tín, hỗ trợ nhận hồ sơ online và giao sổ tận nhà

Trên đây là nội dung về “San lấp đất nông nghiệp là gì? Tự ý san lấp có bị phạt?“. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Xây nhà trên đất rừng phòng hộ liệu có bị phạt?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Sổ đỏ nhà đất ghi những gì? Cách đọc thông tin trên sổ đỏ như thế nào?

>>> Thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào?

>>> Chi phí cấp sổ đỏ lần đầu cho đất tái định cư là bao nhiêu tiền?

>>> Văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí

>>> Mua chung cư mini: 3 rủi ro mà ít ai biết

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *