Khi cần gấp một khoản tiền nhiều người đã lựa chọn vay lãi ngày. Tuy nhiên, liệu đây có phải một hình thức của cho vay nặng lãi không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Công chứng thứ bảy chủ nhật – Miễn phí công chứng cho người già và trẻ nhỏ

1. Vay lãi ngày là gì?

Thuật ngữ “cho vay lãi ngày” diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí, ít nhất một hoặc hai lần, mỗi người trong chúng ta đều đã nghe đến từ này.

Vay lãi ngày là gì?

Không chỉ vậy, ở rất nhiều nơi, những quảng cáo “cho vay lãi ngày nhanh, lãi suất thấp…” được dán khắp nơi trên đường. Hiện nay, với sự phát triển của mạng internet, những quảng cáo “có cánh” về việc cho vay với thủ tục nhanh, gọn, đơn giản, người vay nhận tiền vay nhanh… cũng không hiếm thấy trên mạng xã hội như Facebook, Zalo…

Thông thường, các quảng cáo sẽ là “vay lãi 02 nghìn/triệu đồng/ngày, 05 nghìn/triệu đồng/ngày… Việc tính lãi được tính theo ngày, số tiền vay thấp và thời hạn vay cũng không dài.

Thủ tục vay trong trường hợp này cũng đơn giản, nhiều khi chỉ cần “cắm” Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc bằng lái xe, thẻ sinh viên… tại chỗ cho vay là được đảm bảo để vay. Số tiền vay cũng chỉ dao động dưới 50 triệu đồng.

>>> Xem thêm: Địa chỉ phòng công chứng ngoài giờ hành chính hỗ trợ 24/7

2. Vay lãi ngày có phải vay nặng lãi không?

Để xét vay lãi ngày có phải vay nặng lãi không thì trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến việc vay nợ giữa cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức mà không phải tổ chức tín dụng bởi các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay với mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vay lãi ngày có phải vay nặng lãi không?

Quy định về thế nào là vay nặng lãi được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP. Cụ thể, cho vay lãi nặng được định nghĩa như sau:

1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Trong đó, lãi suất cao nhất mà các bên có thể thoả thuận nêu tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự là 20%/năm. Do đó, được xem là cho vay lãi nặng nếu các bên thoả thuận mức lãi suất cao hơn 100%/năm hoặc 0,27%/ngày.

Xem thêm:  Mẫu đơn tặng cho đất như thế nào?

Do đó, nếu lãi ngày vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay nặng lãi.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ trọn gói nhanh và uy tín, hỗ trợ giao sổ tận nhà

3. Vay lãi ngày có bị phạt không?

Khi cho vay ngày với lãi suất vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay nặng lãi. Và tuỳ vào từng trường hợp cũng như mức độ vi phạm, người cho vay lãi ngày với lãi suất bị xem là “nặng lãi” có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo điểm đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

Trường hợp này chỉ là người cho vay với mức lãi suất quá 20%/năm tương đương với việc cho vay quá 0,27%/ngày thì người cho vay đã có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt như trên.

– Chịu trách nhiệm hình sự: Nếu mức độ nặng, người cho vay nặng lãi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017:

Theo đó, mức phạt tù được quy định cụ thể như sau:

STTMức phạt tùNội dung
1Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù (hoặc phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng)Cho vay với lãi suất gấp 100%/năm tương đương 0,27%/ngày và:- Thu lợi bất chính từ 30- dưới 100 triệu đồng, hoặc- Đã bị kết án, chưa xóa án tích, tiếp tục vi phạm, hoặc- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này.
2Từ 06 tháng – 03 năm (hoặc phạt tiền từ 200 triệu đồng – 01 tỷ đồng)Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Vay lãi ngày có phải cho vay nặng lãi không? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai thông tin có thể vô hiệu không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Mách bạn: Địa chỉ dịch thuật công chứng 24/7 miễn phí tại nhà

>>> Phí công chứng di chúc tại nhà hết bao nhiêu tiền?

>>> Kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản dễ làm tại nhà

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bao nhiêu? Do ai nộp?

>>>Xem ngay: Trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *