Hiện tượng xây nhà làm nứt tường, lún nền… hàng xóm không hiếm gặp và nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp thậm chí gây thương tích cho nhau. Vậy xây nhà làm nứt tường nhà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại, xử phạt thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Những lưu ý khi thực hiện sang tên sổ hồng chung cư

1. Xây nhà làm nứt tường hàng xóm​, bồi thường thế nào?

Không chỉ trong xây dựng mà trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, khi thực hiện bất cứ một công việc gì đều cần phải tôn trọng những quy tắc của lĩnh vực đó. Điều 174 Bộ luật Dân sự đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Theo quy định này, khi xây nhà, chủ nhà phải đảm bảo an toàn, không được xây quá cao cũng như lấn chiếm đất xung quanh.

Xây nhà làm nứt tường hàng xóm​, bồi thường thế nào?

Đồng thời, khi xây nhà, chủ nhà cũng không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những nhà liền kề xung quanh trong đó có việc đảm bảo sự toàn vẹn về công trình xây dựng của hàng xóm: Không được làm nứt tường, lún nền… của nhà hàng xóm.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt sổ đỏ thật giả siêu đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng nhà ở gây nứt tường, lún nền, thậm chí là làm nghiêng nhà hàng xóm… vẫn liên tục diễn ra. Vậy xử lý đối với trường hợp này như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự, khi có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Do đó, nếu xây nhà làm nứt tường nhà hàng xóm thì sẽ phải bồi thường cho hàng xóm theo đúng thiệt hại thực tế xảy ra trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Đồng thời, Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Theo đó, Bộ luật Dân sự yêu cầu chủ sở hữu công trình đang xây dựng phải bồi thường trong trường hợp làm nứt tường nhà hàng xóm. Nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.

Xem thêm:  Không đóng cốp ô tô khi di chuyển có bị phạt không?

Về mức bồi thường, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể số tiền là bao nhiêu nhưng có thể xác định mức độ tài sản bị thiệt hại trong các trường hợp:

– Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc hư hỏng: Bức tường bị nứt…

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phụ thiệt hại xảy ra: Chi phí thuê nhân công, mua vật liệu để xây dựng lại bức tường, lát lại tường, nền…

– Lợi ích gắn với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút: Do nhà bị ảnh hưởng, không thể ở trong nhà được mà trong thời gian chờ sửa, nhà hàng xóm phải đi thuê nhà trọ, thuê khách sạn… ở tạm…

Và mức bồi thường cụ thể sẽ do các bên tự thoả thuận với nhau. Nếu không thoả thuận được thì sẽ xác định dựa vào các chi phí đã nêu ở trên.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội cam kết ra sổ và miễn phí giao sổ tại nhà

​2. Xây nhà làm nứt tường hàng xóm​ bị phạt thế nào?

Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức xử phạt khi xây nhà làm nứt tường nhà hàng xóm được quy định như sau:

Xây nhà làm nứt tường hàng xóm​ bị phạt thế nào?

2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Căn cứ quy định này, nếu xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm như nứt tường, nghiêng nhà, lún, sụp đổ… thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 40 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt này chỉ áp dụng với trường hợp chưa có thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của người khác.

Xem thêm:  Bản đồ 299 là gì? Có được cấp sổ đỏ khi có bản đồ 299 không?

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: ​Xây nhà làm nứt tường hàng xóm​, bồi thường thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cập nhật mới nhất 2023

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, nhà chung cư

>>> Chứng thực chữ ký ở đâu? Phí chứng thực chữ ký hiện nay là bao nhiêu?

>>> Chi phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu? Trường hợp được nào miễn phí dịch vụ

>>> 05 lưu ý trước khi ký hợp đồng thuê nhà dành cho tân sinh viên

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *