Cấu thành tội phạm là một chế định lớn trong Pháp luật Hình sự. Đây là cơ sở để xác định tội phạm và định tội danh. Để hiểu rõ hơn về cấu thành tội phạm, chúng ta cần xem xét các vấn đề dưới đây.

1. Khái niệm tội phạm

Tội phạm theo định nghĩa ở điều 8, BLHS 2015 là các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trong được pháp luật hình sự bảo vệ, được thực hiện bởi người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ đô tuổi.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng nào nhận làm dịch vụ sổ đỏ không? Chỗ nào thực hiện nhanh gọn, uy tín mà giá cả hợp lý?

2. Đặc điểm của tội phạm

Dưới đây là một số đặc điểm chính của hành vi bị coi là tội phạm:

Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội: Tội phạm thường liên quan đến những hành vi gây hại cho xã hội hoặc nguy cơ gây hại. Điều này có thể bao gồm hành vi như gây thương tích, trộm cắp, gian lận, và nhiều hành vi khác có tiềm năng gây thất thoát về tài sản, an ninh, hoặc sức khỏe của cộng đồng.

Đặc điểm có lỗi (cố ý hoặc vô ý): Tội phạm có thể được phân loại dựa trên tính chất của lỗi. Hành vi cố ý thường ám chỉ việc người phạm có ý định thực hiện hành vi đó, trong khi hành vi vô ý thường ám chỉ việc người phạm không có ý định gây hại, nhưng hành vi của họ vẫn gây thất thoát hoặc nguy cơ gây thất thoát.

Đặc điểm được quy định trong luật hình sự (trái pháp luật hình sự): Các hành vi trái pháp luật hình sự thường được quy định cụ thể trong các đoạn luật hoặc quy tắc hình sự của một quốc gia. Điều này giúp xác định rõ ràng những hành vi nào bị coi là tội phạm.

Đặc điểm do người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS thực hiện: Đôi khi, để bị coi là tội phạm, người phạm cần có đủ năng lực tinh thần và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Người trẻ em, người có tình trạng tâm thần không bình thường, hoặc người không có khả năng phân biệt đúng sai có thể không chịu trách nhiệm hình sự.

Đặc điểm phải chịu hình phạt: Tội phạm thường được xác định bởi việc áp đặt các hình phạt như tù chung thân, tù tùy tiện, án treo, hoặc hình phạt khác dựa trên độ nghiêm trọng của tội phạm.

Những đặc điểm này giúp phân biệt giữa hành vi bình thường và hành vi bị coi là tội phạm trong một hệ thống pháp luật.

3. Các dấu hiệu cấu thành nói chung của tội phạm

Cấu thành tội phạm (CTTP) là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm (TP) cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS).

CTTP và TP là hai khái niệm không đồng nhất. CTTP có ý nghĩa làm rõ đặc điểm (dấu hiệu) pháp lý của TP từ đó xác định tội danh và đưa ra mức hình phạt tương xứng. Đồng thời, CTTP giúp phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Có 4 yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể.

4. Khách thể của tội phạm trong cấu thành tội phạm

1.1. Khái niệm:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Theo BLHS 2015 các quan hệ đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

Khách thể chung của tội phạm

Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây phương hại đến khách thể chung là một trong những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8. Chính vì vậy, thông qua khách thể chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó. Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách hình sự của một quốc gia.

Khách thể loại của tội phạm

Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật hình sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm.

Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi trực tiếp xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm.

Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp lý và khoa học. Nếu chúng ta sắp xếp theo các cơ sở khác ( chủ quan, chủ thể…) thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm cùng một chương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử lý chúng.

Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên, từng tội phạm trong một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp. Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.

Khách thể trực tiếp của tội phạm

Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách  thể loại của tội phạm.

khách thể tp

5. Mặt khách quan của tội phạm trong cấu thành tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm,…

Hành vi khách quan:

Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan, dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có tội phạm, vì vậy Điều 8 Bộ luật Hình sự  2015 quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là cách xứ sự nguy hiểm của chủ thể, xâm phạm các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi ấy bị Luật Hình sự cấm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng phương pháp hành động hoặc bằng phương pháp không hành động.

Hành vi hành động là trường hợp chủ thể làm một việc mà Luật Hình sự đã có quy định cấm. Phần lớn các tội phạm cụ thể quy định trong Bộ Luật Hình sự được thực hiện bằng hương pháp hành động.

Hành vi không hành động là trường hợp chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hoạt động nhất định nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ trong khi có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Điển hình là hành vi trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ quân sự, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn…v.v Để truy cứu trách nhiệm hình sự với người thực hiện tội phạm bằng phương pháp không hành động phải làm rõ được: Người phạm tội phải là người có trách nhiệm, nghĩa vụ do pháp luật quy định về công việc chuyên môn của mình, người phạm tội có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ ấy.

Hậu quả của tội phạm

Hậu quả tác hại của tội phạm là một trong các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm, là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.

Xem thêm:  Luật 2023, đất giãn dân có được tách thửa đất không?

Thiệt hại vật chất là những thiệt hại đo đếm, xác định được mức độ nhất định như chết người, gây thương tích với tỷ lệ % tổn hại sức khỏe, thiệt hại tài sản được quy ra bằng tiền v.v…

Thiệt hại tinh thần là những thiệt hại khác mà không xác định được lượng mức độ thiệt hại như tội vu khống, tội làm nhục người khác, tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội v.v. Hậu quả tác hại có ý nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm

Hậu quả tác hại của tội phạm có ý nghĩa xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm. Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm đã gây ra hậu quả tác hại. Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của điều luật cụ thể trong Bộ luật Hình sự.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượngtrong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).

Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:

Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.

Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả.

Nếu hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi.

Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành 2 dạng:+ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luậtlà nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 20%.+ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Ví dụ: A dùng gậy gây thương tích cho B dẫn tới tỷ lệ thương tật là 30%.

đặc điểm tội phạm

Dấu hiệu thời gian, địa điểm

Dấu hiệu thời gian, địa điểm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chỉ ra rằng tội phạm có thật ở thời gian, địa điểm nhất định. Đây là một trong những vấn đề buộc phải chứng minh trong vụ án hình sự. Phần lớn các tội phạm trong Bộ luật Hình sự không quy định thời gian, địa điểm, nên dù tội phạm xảy ra trong thời gian nào hoặc địa điểm bất kỳ nào đều không ảnh hưởng đến việc định tội. Trừ những tội phạm cụ thể của Bộ Luật Hình sự có quy định thời gian, địa điểm, thì thời gian, địa điểm là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc phải có để định tội như tội hoạt động phỉ phải ở rừng núi hoặc vùng hẻo lánh, tội buôn lậu phải có địa điểm là qua biên giới, tôi làm chết người trong khi thi hành công vụ phải có thời gian là đang thi hành công vụ v.v…

Phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm

Phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm là một trong những dấu hiệu khách quan. Phần lớn các tội trong Bộ luật Hình sự không quy định phương pháp, công cụ là dấu hiệu đặc trưng để định tội, nên trường hợp này dấu hiệu phương pháp, công cụ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên trong Bộ luật HÌnh sự có một số tội phạm quy định phương pháp, công cụ của tội phạm là dấu hiệu đặc trưng để định tội như điểm a, khoản 1 Điều 104: dùng hung khí nguy hiểm gây thiệt hại cho nhiều người; điểm a khoản 1 Điều 93 quy định giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người v.v. Như vậy, dấu hiệu phương pháp, công cụ của tội phạm là một trong các dấu hiệu phải được chứng minh trong vụ án hình sự, tuy nhiên, để định tội cần tuân theo quy định của các điều luật.

>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 chủ nhật có thêm thủ tục gì không? Cần điều kiện gì khác không?

6. Mặt chủ quan của tội phạm trong cấu thành tội phạm

Mặt chủ quan của tôi phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiến do cố ý hoặc vô ý. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại Khoản 2, Điều 10 BLHS 2015 theo đó: Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý trực tiếp được thể hiện như sau:

Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xẩy ra hoặc có thể xảy ra.

Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

Trong CTTP của đa số các tội phạm trong BLHS được quy định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

Ví dụ: lỗi cố ý trực tiếp: các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm chức vụ.

Đối với những tội phạm có CTTP hình thức mức độ hình dung về hậu quả không cần phải rõ ràng, cụ thể vì hầu hết loại CTTP này hậu quả khó xác định. Trên thực tế có một số tội hậu quả dễ xác định đòi hỏi người phạm tội phải hình dung về hậu quả rõ ràng. Ví dụ Tội cướp tài sản.

Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại Khoản 2, Điều 10 BLHS 2015 theo đó: Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận.

Chỉ có một vài tội được quy định trong BLHS với lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi vô ý vì quá tự tin được quy định tại Khoản 1, Điều 11 BLHS 2015, theo đó: Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý vì quá tự tin được thể hiện như sau:

Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả có thể xảy ra.

Về ý chí: Người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.

Cơ sở để người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra trong lỗi vô ý vì quá tự tin là người phạm tội chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyên nghiệp vụ của mình. Nhưng hậu quả thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế.

Nếu niềm tin của người phạm tội phù hợp với thực tế khách quan nghĩa là hậu quả không xảy ra trên thực tế thì họ không phải chịu TNHS. Chính vì vậy, hầu hết các tội thực hiện với lỗi vô ý là các tội có CTTP vật chất.

Lỗi vô ý do cẩu thả được quy định tại Khoản 2, Điều 11 BLHS, theo đó: Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội tuy không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Xem thêm:  Chữ ký số và chữ ký điện tử giống hay khác nhau?

Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý do cẩu thả được thể hiện như sau:

Về lý trí: Người phạm tội trong lỗi vô ý do cẩu thả do cẩu thả nên không thấy trước hậu quả của hành vi nhưng trong điều kiện phải thấy trước và có thể thấy được hậu quả đó.

Như vậy, việc người phạm tội không thấy trước hậu quả của hành vi là do nguyên nhân chủ quan từ phía người phạm tội.

Về ý chí: Trong lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình (tức là người phạm tội không có ý chí). Vì về lý trí người phạm tội không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi đó. Mà giữa lý trí và ý trí trong quan hệ tâm lý của người phạm tội là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, lý trí có trước và làm tiền đề, ý chí phụ thuộc vào ý chí. Nếu khi hành động con người không có lý trí (không có khả năng nhận thức) thì không bao giờ có ý chí (không thể có khả năng điều khiển hành vi và hậu quả được).

>>> Xem thêm: Top 1 những phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên có dịch vụ hoàn hảo, nhanh gọn.

Muốn xác định người phạm tội có thể nhận thức được hoặc buộc phải nhận thức được hậu quả đó hay không? phải đặt trong từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể đánh giá và kết luận được.

Điều 20 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Ví dụ về sự kiện bất ngờ: A trèo lên cột điện sửa điện nhưng sử dụng thiết bị an toàn không đúng quy cách đã bị rơi xuống đường. B lái xe đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn khi vận hành, khi A rơi xuống đường B đã cán chết A. Hành vi của B trong trường hợp này là sự kiện bất ngờ.

Giữa lỗi vô ý vì cẩu thả và sự kiện bất ngờ giống nhau ở dấu hiệu lý trí đó là: người thực hiện hành vi trên thực tế đã gây hậu quả thiệt hại cho xã hội trong trường hợp không thấy trước hậu quả đó.

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

Cần phân biệt động cơ xử sự và động cơ phạm tội, chỉ trong một số trường hợp phạm tội vô ý thì mới có động cơ sự xử còn phần lớn đều là động cơ phạm tội, động cơ phạm tội cũng có thể thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi.

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều hướng đến mục đích nhất định, thường là lỗi cố ý trực tiếp vì mong muốn gây ra tội phạm và đạt được mục đích. Một số trường hợp có mục đích nhưng đó chỉ là mục đích của hành vi vì người phạm tội hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm hoặc họ không biết hành vi của mình có thể trở thành tội phạm hoặc biết nhưng không có mong muốn trở thành tội phạm.

Cũng cần phân biệt mục đích của tội phạm và hậu quả của tội phạm. Hậu quả là kết quả thực tế khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích. Mục đích phạm tội là đặt ra trước còn hậu quả là kết quả của hành vi. Tất cả các trường hợp cố ý trực tiếp đều có mục đích phạm tội dù hậu quả đó xảy ra hay không.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà có phức tạp không? Có mấy loại giấy tờ?

7. Chủ thể trong cấu thành tội phạm

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về chủ thể của luật hình sự bao gồm 2 loại: chủ thể của luật hình sự là cá nhân và chủ thể của luật hình sự là pháp nhân thương mại.

Một người có thể là chủ thể của tội phạm khi người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội. Năng lực nhận thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ.

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015.

Ngoài việc quy định về năn lực chủ thể và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự con ghi nhân với những tội phạm cụ thể còn cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm, ví dụ:  Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn, các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc.

Một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tư cách pháp nhân ( ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh có hiệu lực… )

4.2.2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi:

Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Bắn chết bạn săn vì tưởng thú rừng

Bắn chết bạn săn vì tưởng thú rừng

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Có thể bạn muốn xem thêm:

>>> Ở đâu có dịch vụ làm sổ đỏ nhanh? Làm dịch vụ sổ đỏ cần bao nhiêu loại giấy tờ?

>>> Có cần công chứng hợp đồng thuê nhà không? Giá Công chứng hợp đồng thuê nhà ?

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay là bao nhiêu?

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền có cao hơn các loại phí công chứng khác không?

>>> Căn cước công dân bị sai thông tin thì phải làm sao

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *