Khi xin việc hay nhập học thì sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu. Vậy cách viết sơ yếu lý lịch sao cho đúng chuẩn như nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

>>> Đề xuất: Văn phòng công chứng thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật.

1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách viết sơ yếu lý lịch, trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu xem sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch hay lý lịch trích ngang, lý lịch tự thuật là giấy tờ kê khai các thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử của người khai. Đây là giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc, hồ sơ nhập học, hồ sơ xin xuất nhập cảnh…

Về mặt pháp lý, bản sơ yếu lý lịch này có vai trò chứng minh tính hợp pháp của một công dân. Còn đối với nhà tuyển dụng, trường học… thì đây sẽ là căn cứ để họ tìm hiểu về quá trình trưởng thành của ứng viên.

Cách viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn

Sơ yếu lý lịch có thể được viết tay hoặc dùng mẫu in sẵn. Khi viết tay, bạn sẽ cần khéo léo trình bày, phân chia bố cục sao cho hợp lý, khoa học trên mặt giấy A4. Loại thứ 2 thì dễ dàng hơn nhiều vì đã được in sẵn các nội dung cần thiết và chỉ cần kê khai đầy đủ là được.

Ngoài ra, sơ yếu lý lịch in sẵn còn sẽ kèm theo các mẫu giấy tờ khác như: Giấy khai sinh, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu. Click để tìm hiểu!

2. Các nội dung có trong một bản sơ yếu lý lịch

Như đã nêu ở trên, nội dung của một bản sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm: Thông tin cá nhân, thông tin các thành viên trong gia đình, tiểu sử người kê khai. Cụ thể như sau:

– Ảnh chân dung kích thước 4x6cm chụp trong 6 tháng gần nhất.

– Các thông tin cá nhân của người kê khai: Họ tên, biệt danh (nếu có), ngày/tháng/năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, ngày gia nhập Đoàn – Đảng, tình trạng hôn nhân…

– Thông tin về các thành viên trong gia đình: Họ tên, năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp…

– Quá trình học tập và làm việc của người kê khai: Nếu rõ thời gian, địa điểm (Tên trường; tên cơ quan, doanh nghiệp; chức vụ).

– Các khen thưởng hoặc kỷ luật (nếu có).

Xem thêm:  Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản

– Lời cam đoan thông tin kê khai là đúng sự thật.

– Chữ ký và dấu chứng thực của địa phương.

>>> Xem thêm: Địa chỉ thực hiện dịch vụ sổ đỏ uy tín, hiệu quả top đầu Hà Nội.

Cách viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn

3. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch chi tiết

Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật rất đơn giản, chỉ cần dựa theo bản mẫu có sẵn là được. Tuy nhiên, để tờ khai được chỉn chu, đúng chuẩn bạn hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:

Họ tên: Mục này cần viết in hoa toàn bộ như trong sổ hộ khẩu và CMND. Nét chữ rõ ràng, đặc biệt là các dấu cần ghi rõ, to để tránh sự sai sót khi người xem xác nhận thông tin.

Giới tính: Cần ghi đúng giới tính như trong giấy khai sinh.

Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông bà nội, bố (cha, ba) của bạn. Trong trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể điền quê quán của mẹ hoặc người đã nuôi dưỡng bạn từ nhỏ. Và địa chỉ này cần khớp với thông tin trên CMND/CCCD của bạn.

Tôn giáo: Nếu bạn đang theo tôn giáo nào hãy điền vào (Ví dụ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Nếu không có thì điền Không.

Trình độ văn hóa: Mục này cần kê khai cấp độ học tập của bạn dựa trên các cấp học phổ thông hiện nay (là 12/12 chính quy hoặc 12/1 bổ túc). Đây là một trong hai yếu tố của trình độ học vấn. Ngoài ra, chúng ta còn trình độ chuyên môn ý nói về năng lực của bạn về một lĩnh vực cụ thể nào đó và được phân chia thành các cấp bậc như: Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, tiến sĩ…

Khen thưởng/ Kỷ luật: Hãy liệt kê những khen thưởng và kỷ luật mà bạn đã nhận được trong suốt quá trình học tập và làm việc trước đó.

Thành phần gia đình: Hãy liệt kê và ghi rõ họ tên, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình bạn.

Lời cam đoan và ký tên: Sau khi hoàn thành các mục nêu trên, hãy viết lời cam đoan rằng các thông tin nêu trên đều đúng sự thật, sau đó ký, ghi rõ họ tên.

Chứng thực của địa phương/nơi đang học tập, làm việc: Bản sơ yếu lý lịch chỉ có hiệu lực khi có chữ ký, con dấu của cơ quan bạn đang làm việc, học tập hoặc nơi bạn đăng ký hộ khẩu.

>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng sơ yếu lý lịch hiện nay là bao nhiêu?

Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề “Cách viết sơ yếu lý lịch đúng chuẩn”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Chứng thực sơ yếu lý lịch như thế nào?

>>> Tuyển dụng: Cộng tác viên công chứng thu nhập hấp dẫn, chiết khấu cao.

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch có bắt buộc phải làm tại nơi cư trú?

>>> Phí công chứng hộ khẩu theo quy định hiện hành là bao nhiêu?

>>> Thủ tục để tiến hành công chứng hủy hợp đồng gồm những giấy tờ gì?

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng có cần cả hai bên cùng đến ký không?

>>> Chứng thực chữ ký tại phòng công chứng được không? Thủ tục chứng thực chữ ký cụ thể ra sao?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *