Có nhiều quan điểm cho rằng Cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ có thể tiến hành dừng phương tiện khi phát hiện có lỗi vi phạm và sau đó yêu cầu người lái xe chứng minh vi phạm trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tuy nhiên, liệu quan điểm này có phải là chính xác hay không? Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Bật mí cho bạn danh sách văn phòng công chứng Bắc Từ Liêm làm việc lâu năm, kinh nghiệm, phục vụ nhanh chóng nhất.

1. CSGT phải chứng minh vi phạm khi xử phạt?

CSGT phải chứng minh vi phạm khi xử phạt theo nguyên tắc. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh rằng họ không vi phạm hành chính, theo điểm d của Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

1. CSGT phải chứng minh vi phạm khi xử phạt?

Theo Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BGTVT, khi CSGT phát hiện và thu thập thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, họ có thể dừng phương tiện giao thông để kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Người vi phạm cũng được quyền đề nghị xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm tại Tổ Cảnh sát giao thông nơi kiểm soát. Trong trường hợp không có thông tin tại nơi kiểm soát, CSGT phải hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói uy tín, nhanh chóng nhất, giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian.

Do đó, trước khi xử phạt, CSGT cần chứng minh lỗi của người tham gia giao thông, có thể sử dụng phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ, hoặc phát hiện trực tiếp.

2. Việc yêu cầu Cảnh sát giao thông (CSGT) chứng minh vi phạm trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra là có đúng hay không?

CSGT có một trong những quyền hạn là có thể dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ. Điều này không chỉ áp dụng khi phát hiện người lái xe vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn trong những trường hợp được quy định tại Điều 16 của Thông tư 32.

2. Việc yêu cầu Cảnh sát giao thông (CSGT) chứng minh vi phạm trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra là có đúng hay không?

Cụ thể:

Xem thêm:  Những loại đất được cấp sổ đỏ năm 2022

– Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và trật tự xã hội.

– Thực hiện theo văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống thiên tai, cháy nổ, phòng, chống dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ, và các vi phạm khác.

– Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

Trong các trường hợp trên, CSGT không cần phải chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Khi thực hiện kiểm soát, CSGT có quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện theo quy định tại Điều 12, khoản 2 của Thông tư 32, bao gồm giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, và các giấy tờ khác liên quan.

>>> Xem thêm: Bạn đang phân vân không biết đâu là sổ đỏ, sổ hồng? Xem ngay cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng chính xác nhất.

Đồng thời, CSGT còn có thể kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện theo các trình tự và nội dung quy định trong Thông tư 32, đồng thời thực hiện kiểm soát về tính hợp pháp của hàng hoá, số người chở, và các điều kiện khác liên quan đến an toàn vận tải đường bộ.

Trên đây là tổng hợp nhận định của chúng tôi về Yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm mới đưa giấy tờ liệu có đúng không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Chung cư bị dột bị hỏng ai phải chịu chi phí sửa chữa?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Dạy con bằng roi vọt, mức phạt cho cha mẹ như thế nào?

>>> Những điều bạn cần lưu ý khi đi chứng thực chữ ký: Trình tự, thủ tục và chi phí như thế nào?

>>> Bạn đang cần dịch thuật lấy ngay? Danh sách các công ty dịch thuật nhanh chóng, uy tín tại Hà Nội mà bạn nên biết.

>>> Mọi văn bản di chúc có cần phải công chứng hay không? Thủ tục công chứng di chúc và những điều cần lưu ý theo quy định của pháp luật.

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà đất như thế nào? Văn bản công chứng có giá trị pháp lý ra sao?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *