Trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân hay một tổ chức vì một lý do nào đó mà không thể tự mình đi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền lợi của mình thì có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện những công việc cụ thể. Và có rất nhiều người thắc mắc rằng giấy ủy quyền có phải công chứng không? Nếu có thì những thủ tục công chứng ủy quyền là gì? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền

Theo quy định của pháp luật về giấy ủy quyền, tại Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

– Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

 – Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Ủy quyền được hiểu là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật). Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.

Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương. Theo đó, người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện, thay mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và được hưởng quyền lợi trong phạm vi quy định được nêu trong giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền. 

Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền. Sau khi giấy ủy được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Xem thêm>>Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

2. Các trường hợp lập giấy ủy quyền

Việc lập giấy ủy quyền có 02 trường hợp:

– Trường hợp 1: Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

– Trường hợp 2: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.

3. Quy định của pháp luật về công chứng giấy ủy quyền

Theo Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Giấy ủy quyền cần được công chứng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy quyền trong một số trường hợp không bắt buộc. 

Luật chuyên ngành điều chỉnh trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền cụ thể như:

– Theo Khoản 1 Điều 101 Bộ Luật dân sự 2015 

Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Theo khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế.

Xem thêm:  Bán đất bằng hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không?

– Theo khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009

Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền).

– Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. 

– Theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP

Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.

– Tại Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia định năm 2014

Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Như vậy, theo những phân tích và dẫn chứng cụ thể ở trên. Giấy ủy quyền không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, trừ một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực. 

4. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền

Theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014, quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.

Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền cần phải được công chứng. Khi yêu cầu công chứng giấy ủy quyền, các bên cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:

Các giấy tờ của bên ủy quyền cần chuẩn bị

– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp về thân nhân, nơi ở của vợ, chồng hoặc của người được ủy quyền đại diện nếu ủy quyền (bản chính và bản sao).

-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;

-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

+Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);

Các giấy tờ của bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị

-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).

-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Long Biên Hà Nội

+Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

5. Tư vấn trường hợp cụ thể

Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng

Trường hợp người chồng muốn ủy quyền cho người vợ của mình ra ngân hàng lấy tiền hộ thì cần làm giấy ủy quyền như thế nào? 

Với trường hợp cụ thể này, chúng tôi xin nêu ra quy trình làm việc như sau:

– Trình tự thực hiện 

Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).

Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.

Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.

Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.

Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.

Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.

Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.

– Cách thức thực hiện 

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp hoặc Văn phòng công chứng.

– Thành phần hồ sơ

+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng/ Văn phòng công chứng soạn thảo ).

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật

+ Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ khẩu ….

– Thời hạn giải quyết

 Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính 

Cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính 

Công chứng viên của Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính 

Giấy uỷ quyền đã được công chứng.

Khi đã nhận được giấy ủy quyền đã công chứng, người vợ có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện các giao dịch.

Trên đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đã chia sẻ cho bạn đọc về những quy định của pháp luật về công chứng giấy ủy quyền và những thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Xem thêm>>Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng miễn phí

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Hotline: 09.66.22.7979 hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *