Để hiểu được quan trắc môi trường là gì và tại sao phải quan trắc quan trắc môi trường. Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ nhé.

>>> Mách bạn: Cách đọc thông tin trên sổ đỏ để tránh gặp phải sổ đỏ giả trong mua bán nhà đất

1. Quan trắc môi trường là gì?

Đây là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường (đất, nước, không khí), các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường (khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).

Quan trắc môi trường là gì?

Bao gồm hoạt động quan trắc chất thải và quan trắc môi trường. Thường thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục hoặc quan trắc định kỳ hoặc quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tùy từng đối tượng sẽ có tần suất quan trắc khác nhau, đơn cử như các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường sẽ phải quan trắc nước thải tự động, liên tục… bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Hoạt động này được xây dựng thành hệ thống, mạng lưới bao gồm: quốc gia; cấp tỉnh; phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực. Và các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Hoặc quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

>>>Xem thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê nhà ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

2. Tại sao phải quan trắc môi trường?

– Góp phần bảo vệ sức khỏe con người: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn xả thải gia tăng nên rất cần quan trắc môi trường để hạn chế nguy cơ xấu đe dọa đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác.

– Kịp thời phát hiện và cảnh báo những ảnh hưởng/nguy cơ xấu: Cung cấp thông tin về môi trường một cách định kỳ, liên tục… tùy thuộc vào yêu cầu do người dùng cài đặt, từ đó giúp phát hiện nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ảnh hưởng đến con người.

 Tại sao phải quan trắc môi trường?

– Theo dõi, đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường để có thể xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, giúp cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả các vấn đề về môi trường.

Xem thêm:  Có được giữ lại nuôi gia súc gia cầm đi lạc không?

– Góp phần mang lại lợi ích về kinh tế: Lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm đối với môi trường, lắp đặt các trạm thực hiện là phương pháp tối ưu giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủy, hải sản, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết có chuyển biến xấu… giảm thiểu rủi ro cho người nuôi trồng.

>>> Xem ngay: Địa chỉ văn phòng dịch thuật công chứng uy tín nhất Hà Nội

3. Đối tượng phải được quan trắc môi trường

Công việc này bao gồm quan trắc môi trường và quan trắc chất thải. Và xuất phát từ định nghĩa, công việc này được thực hiện đối với các thành phần môi trường và quan trắc chất thải được thực hiện với các chất thải. Cụ thể:

– Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
  • Môi trường không khí xung quanh;
  • Môi trường đất, trầm tích;
  • Đa dạng sinh học;
  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

– Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

  • Nước thải, khí thải;
  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
  • Phóng xạ;
  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
  • Các chất ô nhiễm khác.

>>> Xem ngay: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mới nhất 2023

Trên đây là định nghĩa quan trắc môi trường là gì và các một số quy định chung về quan trắc môi trường.Ngoài ra, còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên. Hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ. Hãy liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Cấp giấy khai sinh điện tử là gì? Xin cấp thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xóa nợ xấu trên CIC nhanh nhất

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

>>>  Phí công chứng hợp đồng mua nhà bằng giấy viết tay mới 2023

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ nhanh gọn và uy tín nhất Hà Nội

>>> Địa chỉ phòng công chứng ngoài trụ sở không tính thêm phí

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *