Trong hệ thống pháp luật giao thông, việc xử phạt vi phạm là một khía cạnh quan trọng đối với việc duy trì trật tự và an toàn trên đường. Hãy cùng tìm hiểu về thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông trong bài viết này.

>>> Xem thêm: Làm sổ đỏ có bắt buộc phải ra UBND để làm không? Phòng công chứng có dịch vụ làm sổ đỏ không?

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/ 2019/NĐ – CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ quy định tại Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:

Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

>>> Xem thêm: Có cách nào để kiểm tra sổ đỏ giả? Có dịch vụ kiểm tra sổ đỏ giả chính xác không?

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

Xem thêm:  Có tổ chức trao giấy chứng nhận khi vợ chồng đăng ký kết hôn không?

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

>>> Xem thêm: Những lí do tại sao nên chọn dịch vụ tại phòng công chứng phường Khương Trung?

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.

thẩm quyền xử phạt vi phạm gio thông

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

>>> Xem thêm: Văn Phòng nào công chứng thứ 7 chủ nhật ở Hà Nội? Có phải tất cả các văn phòng công chứng đều làm việc thứ 7 chủ nhật không?

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100.

Trên đây là giải đáp các thông tin cần thiết liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông

Xem thêm:  Nhập tài sản riêng vào tài sản chung cần công chứng không?

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Có thể bạn muốn xem thêm:

>>> Quy trình làm thủ tục công chứng thừa kế gồm những thủ tục gì? Có nhanh không?

>>> Phòng công chứng có dịch vụ làm sổ đỏ không? Làm trong bao lâu là xong?

>>> Công chứng hợp đồng thuê nhà cần những giấy tờ gì? Có mấy loại giấy tờ?

>>> Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng? Có tính phí công chứng hợp đồng thuê nhà không?

>>> Cướp giật tài sản sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *