Đối với nhà ở thuộc diện phải có giấy phép xây dựng thì cửa sổ, ban công phải theo đúng giấy phép xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân cũng cần nắm rõ quy định về xây cửa sổ, ban công để bảo đảm đúng quy định trong quá trình thiết kế và thi công. Cùng tìm hiểu nhé.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Thủ tục nhận thừa kế sổ hồng chung cư mới nhất 2023

1. Quy định về xây cửa sổ, cửa đi

(1) Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 mét trở lên.

(2) Trường hợp khu đất liền kề chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0 mét.

Quy định về xây cửa đi, cửa sổ

Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.

(3) Nếu dãy nhà ở liên kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liên kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.

>>> Xem ngay: Hợp đồng thuê nhà chung cư có bắt buộc phải công chứng?

2. Quy định về xây dựng ban công

(1) Đối với những ngôi nhà có ban công giáp phố thì vị trí độ cao và độ vươn ra của ban công phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt và tuân theo quy định về quản lý xây dựng khu vực.

(2) Độ vươn ra của ban công đối với nhà ở liên kế mặt phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định trong bảng độ vươn tối đa của ban công dưới đây.

Xem thêm:  Giấy tờ có tiếng nước ngoài chứng thực ở đâu?
Chiều rộng lộ giới (đơn vị: mét)Độ vươn ra tối đa (đơn vị: mét)
Dưới 050
Từ 05 đến 070,5
Từ 07 đến 120,9
Từ 12 đến 151,2
Trên 151,4
Lưu ý:- Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.- Trường hợp lộ giới có chiều rộng trên 15 mét nhưng chiều rộng vỉa hè nhỏ hơn 3,0 m, thì độ vươn ban công tối đa là 1,2 mét.

(3) Mặt dưới cùng của ban công phải cao hơn mặt vỉa hè tối thiểu là 3,5 mét.

(4) Không được phép làm ban công ở các ngõ/hẻm có chiều rộng nhỏ hơn 4,0 mét và có dãy nhà liên kế ở hai bên ngõ. Trường hợp chỉ có một dãy nhà ở một bên ngõ thì được làm ban công có độ vươn ra tối đa là 0,6 mét.

Lưu ý: Trường hợp đường hoặc ngõ/hẻm có hệ thống đường dây điện đi nổi thì khi xây dựng ô văng, ban công phải bảo đảm các quy định về hành lang an toàn đối với hệ thống đường dây điện như sau:

>>> Xem ngay: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu? Khi nào được miễn phí sang tên sổ

Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất phải đáp ứng những quy định sau đây:

* Theo mặt phẳng nằm ngang

– Đến đường dây cao thế: 4,0 mét (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);

– Đến đường dây trung thế: 2,5 mét (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);

– Đến đường dây hạ thế:

+ Từ cửa sổ: 0,75 mét;

+ Từ mép ngoài cùng của ban công: 1,0 mét;

– Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của kiến trúc đến cột điện: 0,75 mét.

* Theo chiều đứng

– Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo:

+ Đối với điện áp tới 35KV: 3,0 mét;

+ Đối với điện áp 66-100KV: 4,0 mét;

+ Đối với điện áp 220 (230)KV: 5,0 mét;

+ Trên mái nhà, trên ban công: 2,5 mét;

+ Trên cửa sổ: 0,5 mét;

Xem thêm:  Công chứng giấy ra viện có hiệu lực bao lâu?

+ Dưới cửa sổ: 1,0 mét;

+ Dưới ban công: 1,0 mét.

>>> Xem ngay:  Thực hiện dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng mất bao lâu? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Trên đây là quy định về xây cửa sổ, ban công. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>>  Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì? Những lưu ý khi chứng thực chữ ký

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại nhà hết bao tiền?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền nhận thừa kế mất bao lâu thời gian?

>>> Tuyển cộng tác viên nhập liệu làm việc tại nhà không yêu cầu kinh nghiệm

>>> Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục làm sổ đỏ liệu có bị phạt?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *