Chơi hụi tồn tại từ lâu và đã được quy định các rõ ràng trong các văn bản Pháp luật. Vậy chơi hụi là gì? Chơi hụi có bị cấm không. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ thừa kế nhà đất cho con cái năm 2023. 

1. Chơi hụi là gì? 

1.1 Khái niệm 

Khái niệm về hụi được nêu tại Khoản 2 Điều 471 của BLDS.

Theo đó, hụi là một hình thức giao dịch tài sản. Dựa trên tập quán đã có từ lâu đời. Ngoài ra, căn cứ vào thỏa thuận để cùng định ra số người, số tiền, cách thức góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, thời gian, số tiền lĩnh,..

Chơi hụi là gì? 

1.2 Nguyên tắc tổ chức hụi

Nguyên tắc khi chơi hụi quy định ở Nghị định 19/2019/NĐ-CP:

  • Việc tổ chức hụi cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản của BLDS gồm: không phân biệt đối xử; việc thực hiện, xác lập, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự cần được được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, thiện chí, trung thực, và không được xâm phạm đến lợi ích người khác.
  • Việc tổ chức chơi hụi chỉ nhằm mục đích tương trợ nhân dân, không được tổ chức dưới hình thức lừa đảo, cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái phép hoặc các hành vi khác.
  • Trường hợp tổ chức chơi hụi có lãi suất thì phải tuân theo quy định ở Điều 468 Bộ luật Dân sự: Các bên vay có lãi suất thì mức lãi suất không vượt quá 20%/năm, vượt quá mức lãi suất này sẽ không có hiệu lực.

1.3 Các hình thức chơi hụi

Chơi hụi chia làm 2 hình thức:

  • Chơi hụi tính lãi: khi một con hụi cần tiền gấp. Nếu muốn chốt hụi sớm thì phải chịu một phần lãi của những con hụi khác. Phần lãi này trừ trực tiếp vào số tiền phải đóng hụi của những người khác.
  • Chơi hụi không có lãi: Đến kỳ chốt hụi, con hụi nhận được đủ số tiền. Và sẽ phải tiếp tục đóng hụi định kỳ hàng tháng.
Các hình thức chơi hụi

Ngày nay, các dây hụi thường được tổ chức theo hình thức chơi hụi có lãi. Chính vì vậy, nếu tham gia dây hụi có lãi, con hụi nếu chốt hụi sau thì sẽ có lãi.

Xem thêm:  Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù nữa không?

1.4 Lợi ích và rủi ro khi chơi hụi 

Bản chất của việc chơi hụi không có lãi gần giống với việc trả góp. Nên lợi ích của là có thể nhận được một số tiền lớn để giải quyết vấn đề cá nhân. Sau đó sẽ chia đều theo ngày trả dần.

Với việc chơi hụi có lãi, nếu chốt hụi cuối cùng, sẽ nhận về số tiền lớn hơn số vốn ban đầu.

Chơi hụi cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: con hụi ôm tiền bỏ chạy. Hay biến tấu thành cho vay nặng lãi, lừa đào…

2. Chơi hụi có bị cấm không?

Chơi hụi là một hình thức giao dịch tài sản đã tồn tại từ lâu đời. Việc này không vi phạm pháp luật và được nhà nước đề ra quy định để quản lý.

Các hành vi biến tướng về chơi hụi như: tập hợp vốn trái phép. Hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt.

3. Điều kiện tham gia hụi

Điều kiện tham gia được quy định tương đối đơn giản. Theo Điều 5, 6 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau:

3.1 Điều kiện làm chủ hụi 

  • Đủ 18 tuổi trở nên và không thuộc trường hợp mất, hạn chế. Hay có khó khăn về năng lực HVDS, nhận thức.
  • Chủ hụi là người được hơn một nửa số thành viên bầu. Trường hợp tự tổ chức dây hụi. trừ khi các thành viên có thỏa thuận khác.
  • Thỏa thuận khác của người tham gia dây hụi.

>>> Xem ngay: Cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao

3.2 Điều kiện tham gia dây hụi 

  • Đủ 18 tuổi trở nên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhận thức.
  • Nếu trong khoản từ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng có thể tham gia dây hụi. Nếu sử dụng bất động sản thì cần có sự đồng thuận từ người đại diện.
  • Các thỏa thuận khác của người tham gia chơi hụi.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi “Chơi hụi là gì? Chơi hụi khi nào bị pháp luật cấm?”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Phụ cấp cho NLĐ có bắt buộc ghi vào hợp đồng lao động?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí

>>> Văn phòng dịch thuật công chứng uy tín nhất Hà Nội

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất là bao nhiêu?

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất như thế nào?

>>> Condotel là gì? Đã chính thức cấp sổ đỏ cho Condotel chưa?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *