Lợi dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi để chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại, từ đó đánh cắp mật khẩu ví điện tử, tài khoản ngân hàng… là chiêu trò lừa đảo mới đang “nở rộ” trong thời gian gần đây. Đọc bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để hiểu rõ chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt sim và cách xử lý.

>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật– Miễn phí công chứng chứng thực ngoài trụ sở

1. Cẩn trọng khi nhận được cuộc gọi có mục đích chiếm đoạt SIM

Thời gian gần đây, cơ quan Công an một số địa phương liên tục phát đi cảnh báo về chiêu thức chiếm đoạt SIM điện thoại để lừa đảo. Tưởng chừng chỉ là dịch vụ nâng cấp SIM thông thường của nhà mạng, thế nhưng nếu không cảnh giác, người dân có thể bị rút hết tiền trong tài khoản.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên nhà mạng, gọi đến để thông báo hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM điện thoại từ 4G lên 5G kèm theo nhiều tiện ích. Đồng thời, chúng dụ dỗ khách hàng gửi tin nhắn theo cú pháp để nâng cấp.

Cẩn trọng khi nhận được cuộc gọi mời nâng cấp SIM điện thoại

Tuy nhiên, thực chất đây là các cú pháp nhằm điều chuyển hướng cuộc gọi đến một SIM khác, sau khi thực hiện nhắn tin theo cú pháp, khách hàng sẽ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại của mình vì SIM của đối tượng lừa đảo sẽ trở thành SIM chính chủ.

Từ đó, các đối tượng lừa đảo có thể dễ dàng chiếm dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử… để thực hiện các giao dịch chuyển/rút tiền. Ngoài ra, chúng còn thông qua các app trên điện thoại để vay tiền khiến khách hàng “bỗng nhiên” mang nợ.

>>> Xem ngay: Địa chỉ chứng thực chữ ký tiếng nước ngoài miễn phí tại Hà Nội

2. Làm gì để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt SIM?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, có thể thấy cách thức chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn lừa đảo này tương đối đơn giản. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để không gặp rủi ro đáng tiếc xảy ra. Trong đó, cần lưu ý:

– Tuyệt tối không nhắn tin theo cú pháp lạ (cú pháp tin nhắn các đối tượng lừa đảo đã sử dụng là **21*# hoặc DS gửi 901); tra cứu và tìm hiểu thông tin để nắm chắc mục đích của các cú pháp tin nhắn trước khi thực hiện.

Làm gì để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt SIM?

– Khi có nhu cầu nâng cấp SIM, không nên tự làm qua mạng mà đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

– Hạn chế để lộ các thông tin, giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, tài khoản ngân hàng…

– Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, cần dừng ngay việc thực hiện các giao dịch và báo cho cơ quan Công an.

>>> Xem ngay: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất

3. Bị lừa đảo có kiện được không? Lấy lại tiền thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dù bằng bất cứ hình thức, thủ đoạn nào đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, người bị hại cần làm đơn tố giác tới cơ quan Công an để được giải quyết (khởi kiện thường áp dụng với các vụ án dân sự).

Cụ thể, theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thông tư liên tịch số 01/2017, các cơ quan, tổ chức sau có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm gồm:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an;

– Tòa án các cấp;

– Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, nạn nhân của các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể tố giác tội phạm tại Công an xã, phường, thị trấn; Đồn Công an… nơi cư trú để được giải quyết. Hồ sơ gồm:

– Đơn trình báo vụ việc;

– Bản sao Căn cước công dân của người bị hại;

– Các tài liệu, cứng cứ kèm theo có liên quan đến hành vi lừa đảo.

Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm như sau:

– Với các tin báo tội phạm thông thường: Không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Đối với tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm: Có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm.

>>> Xem ngay: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai chịu – Khi nào được miễn phí sang tên?

Xem thêm:  Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Ví dụ cụ thể

Trên đây là giải đáp về lừa đảo chiếm đoạt sim. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Tuyển cộng tác viên đa lĩnh vực, thu nhập hấp dẫn

>>> Công chứng di chúc tại nhà đối với người ốm đau bệnh tật thực hiện thế nào?

>>> 05 bí kíp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp

>>> Địa chỉ miễn phí công chứng ngoài giờ hành chính

>>> Xem ngay: Cảnh báo 3 rủi ro khi bán xe không sang tên ngay

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *