Trong điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam, đất đai không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai luôn được coi là nguồn lực phát triển của toàn quốc gia. Vậy đất đai thuộc sở hữu của toàn dân không và tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân? Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay nhé!

>>> Xem thêm: Mua bán nhà đất, căn hộ có chứng thực được ở UBND xã/phường không?

  1. Sở hữu toàn dân đất đai là gì?

Theo điều 4 Luật Đất đai 2013,  sở hữu toàn dân đất đai là việc toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội. Theo đó, Nhà nước sẽ đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Sở hữu toàn dân là gì?

Ngoài ra, Luật Đất đai 2013 còn quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác

>>> Xem thêm: Những giấy tờ nào bắt buộc phải chứng thực khi sang tên nhà đất, ô tô?

– Hộ gia đình, cá nhân;

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

Xem thêm:  Người dân bị cắt nước sạch trong thời gian dài, có được bồi thường không?

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

  1. Tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân?

Từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ, pháp luật nước ta đã nhất quán và thống nhất quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này là hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với lợi ích toàn xã hội và cũng phù hợp lợi ích của người dân.

Tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Việc thống nhất chế định sở hữu toàn dân về đất đai đã đảm bảo những giá trị sau:

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà đất đối với đất trồng lúa. Không sống tại địa phương mua đất trồng lúa bằng cách nào?

– Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân 

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện quan trọng trong giai đoạn đất nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người sử dụng đất nâng cao giá trị sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai.

>>> Xem thêm: Chồng tặng cho vợ đất trong thời kỳ hôn nhân thì cần những giấy tờ gì?

Trên đây là giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến sở hữu đất đai toàn dân. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Có cần phải có bằng lái xe và mua bảo hiểm khi đi xe máy điện hay không?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho vợ – có bắt buộc phải công chứng không?

>>>  Công chứng văn bản thừa kế di sản đối với đất thờ cúng

>>>  Công chứng bán ô tô khác tỉnh thành có sang tên được không?

>>>  Có thể sửa hợp đồng công chứng hoặc bổ sung nội dung vào hợp đồng công chứng không?

>>> Tính nhanh lệ phí trước bạ khi sang tên quyền sử dụng đất

>>>  Phí công chứng văn bản chuyển nhượng đất trồng lúa, đất nông nghiệp,..

>>>  Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản giữa 2 vợ chồng sau ly hôn

>>>  Công chứng văn bản xác nhận tài sản vợ chồng trước khi mua căn hộ từ chủ đầu tư?

>>>  Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng – miễn phí ký chủ nhật.

>>>  Chủ nhật có thể công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *