Giao dịch trung gian là hình thức phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi, an toàn trong quá trình trao đổi, mua bán. Để hiểu hơn các hình thức và lợi ích của việc giao dịch trung gian. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hỗ trợ dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng uy tín, chất lượng nhất Hà Nội
1. Giao dịch trung gian là gì?
Trong thời đại số như hiện nay, việc sử dụng “trung gian” mang lại nhiều lợi ích và hạn chế các rủi ro khi thanh toán. Cùng tìm hiểu khái niệm và quy trình của hình thức này.
Khái niệm
Giao dịch trung gian là hình thức giao dịch giữa hai bên, nhưng có sự chứng kiến và tham gia của bên thứ ba. Bên trung gian là cầu nối giữa người bán và người mua, là người đứng ra thỏa thuận và thống nhất về các điều kiện, chứng từ hợp lệ, cũng như phương thức mua bán.
Giao dịch được thực hiện thông qua bên thứ ba
Người được chọn làm bên thứ ba thường là cá nhân uy tín, các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng bên trung gian sẽ đảm bảo cho quá trình giao dịch không xảy ra các vấn đề như tranh chấp, lừa đảo hay gian lận.
Sau khi đã nắm được khái niệm, cần hiểu thêm về một thuật ngữ liên quan, đó là giao dịch trung gian thanh toán. Đây là hình thức thanh toán qua bên thứ ba để tránh các rủi ro, đồng thời đảm bảo tính xác thực và sự thuận tiện trong mỗi lần giao dịch.
>>> Dành tặng bạn: Sổ đỏ là gì? Hướng dẫn tra cứu sổ đỏ online với 02 cách đơn giản
Quy trình giao dịch trung gian
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm kiếm và chọn lựa một bên thứ ba để tham gia vào quá trình trao đổi, mua bán.
Lưu ý: Bên trung gian cần là cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức có uy tín để đảm bảo không xảy ra sai sót hay rủi ro khi giao dịch.
Bước 2: Sau khi đã thống nhất điều kiện, giá cả và xem xét chứng từ hợp lệ, bên mua sẽ chuyển tiền cho bên thứ ba.
Bước 3: Bên trung gian (bên thứ ba) xác nhận giao dịch.
Bước 4: Bên người bán sẽ chuyển nhượng hàng hóa lại cho bên người mua. Sau khi người mua kiểm tra và ưng ý với mặt hàng đã nhận, bên trung gian sẽ chuyển tiền lại cho bên bán.
Bước 5: Hoàn thành quá trình giao dịch.
>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật thực hiện công chứng ủy quyền tại Hà Nội
2. Các hình thức giao dịch trung gian thường được sử dụng
Giao dịch qua cá nhân uy tín
Hình thức giao dịch trung gian qua cá nhân đã được sử dụng từ trước khi các hình thức hiện đại hơn được ra đời. Có thể nói đây được coi là một dạng giao dịch trung gian truyền thống và vẫn được lựa chọn cho đến ngày nay.
Một cá nhân được chọn làm trung gian có thể là người quen của bên bán hoặc bên mua, người đại diện của một tổ chức hay chỉ đơn giản là một người đủ uy tín để đứng giữa cuộc giao dịch.
Vai trò của cá nhân trung gian là đảm bảo sự minh bạch về tài sản, chứng thực giấy tờ để quá trình giao dịch diễn ra một cách an toàn. Chủ thể trung gian sẽ được hưởng một khoản phí sau khi hoàn tất việc giao dịch.
Giao dịch qua các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền
Bên trung gian có thể là các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Vậy những đơn, vị tổ chức có thẩm quyền này là ai? Đơn vị đó có vai trò như thế nào?
Hình thức giao dịch thông qua các tổ chức có thẩm quyền có thể dùng để gọi chung về các đơn vị như: Ngân hàng nhà nước, UBND,…
Các tổ chức, đơn vị được pháp luật cho phép này sẽ trực tiếp chứng thực các chứng từ, hợp đồng giao dịch để đảm bảo công bằng về lợi ích và đạt được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
>>> Xem thêm: Công chứng giấy ủy quyền nhờ người thân mua bán đất hết bao nhiêu tiền?
Giao dịch qua các ứng dụng công nghệ được cấp phép
Thời đại công nghệ số hiện đại ngày nay tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận nhiều hình thức thanh toán mới mẻ, tiện lợi và nhanh chóng hơn. Khác biệt với hai hình thức lâu đời ở trên, ngày nay mọi quá trình giao dịch đều có thể được diễn ra chỉ trong vài phút trên ứng dụng trên điện thoại di động.
Các ứng dụng công nghệ này được tạo ra bởi các doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ thanh toán trung gian được cấp phép theo quy định của pháp luật.
Khi sử dụng dịch vụ thanh toán công nghệ, giao dịch giữa người mua và người bán sẽ diễn ra thuận tiện hơn, mang lại tính chắc chắn và minh bạch hơn so với việc ủy thác vào một cá nhân như các hình thức truyền thống.
3. Ưu và nhược điểm của hình thức này
Bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng có những lợi ích và tồn tại một vài hạn chế nhất định. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của cách thức giao dịch này càng cần được làm rõ.
Ưu điểm
Việc giao dịch qua trung gian đòi hỏi người thứ ba phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về các quy định của pháp luật, về cung cầu, xu thế trên thị trường, cũng như thông thạo cách làm các thủ tục giao dịch hợp pháp. Nhờ đó quá trình mua bán sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên bán và bên mua.
Bên cạnh ưu điểm về rút ngắn thời gian, mọi cuộc giao dịch thông qua bên thứ ba sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trung gian hay giảm thiểu các khoản đầu tư về cơ sở vật chất trong quá trình giao dịch.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, giao dịch này cũng đi kèm một vài nhược điểm khiến hai bên cần cân nhắc.
Khi thực hiện các cuộc mua bán trung gian, hai chủ thể mua bán đều không thể trao đổi trực tiếp với đối phương. Bên bán và bên mua sẽ không kịp thời nắm bắt về tình hình, giá cả, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Khi đó, rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian nhân cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho cả hai bên giao dịch.
>>> Xem thêm: Nhờ trung gian (bên thứ ba) thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ được không?
4. Có nên giao dịch trung gian hay không?
Trong những năm gần đây, việc giao dịch online qua các ứng dụng công nghệ như MoMo, VNPay, ZaloPay, ShopeePay,…đang trở thành xu hướng. Các hình thức này đem lại sự tiện lợi trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm thời gian, thậm chí người dùng còn có cơ hội được hưởng nhiều khuyến mãi đặc biệt khi thanh toán qua ứng dụng.
Có thể nói, việc giao dịch thông qua bên thứ ba theo hình thức truyền thống hay hiện đại đều mang lại sự thuận tiện và đáng tin cậy cho các chủ thể mua bán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh và phát triển hơn.
>>> 05 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà mà người lao động cần biết?
Hy vọng bài viết trên đã có thể giải đáp các thắc mắc của bạn về khái niệm giao dịch trung gian là gì. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khoá tìm kiếm:
>>> Có thể bạn quan tâm: Chó cắn người đi đường, chủ có phải bồi thường?
>>> Mẹo hay: Cách kiểm tra sổ giả? Nên làm gì khi phát hiện sổ đỏ giả?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch