Ngày nay, khi mạng lưới internet càng ngày càng phát triển thì những giao dịch thực hiện online cũng trở thành tất yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều thắc mắc về việc ký hợp đồng qua Email liệu có hợp pháp không. Cùng tìm hiểu nội dung này nhé.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? 03 lưu ý khi mua bán chung cư bằng hợp đồng viết tay

1. Có được ký hợp đồng qua Email không?

Email là từ thường được sử dụng để mọi người trao đổi tài liệu, thư từ thông qua môi trường điện tử. Email nghĩa là thư điện tử hoặc hộp thư điện tử. Đây được xem là một trong những phương tiện trao đổi thông tin qua mạng Internet khá phổ biến hiện nay.

Có được ký hợp đồng qua Email không?

Đồng thời, phương thức liên hệ, trao đổi này cũng rất dễ dàng. Người gửi và người nhận chỉ cần đảm bảo tốc độ kết nối Internet ổn định là việc chuyển tiếp tài liệu sẽ được thực hiện vô cùng nhanh chóng.

Do đó, nhiều người lựa chọn trao đổi thông tin qua Email thậm chí là ký kết hợp đồng. Vậy hợp đồng ký qua Email có được công nhận không?

Theo Điều 119 BLDS năm 2015, các giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Đặc biệt:

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Trong đó, căn cứ Luật Giao dịch điện tử:

– Phương tiện điện tử được định nghĩa tại khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 gồm các hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

– Thông điệp dữ liệu là thông tin được gửi đi, tạo ra, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hết bao tiền?

Như vậy, có thể thấy, việc ký hợp đồng bằng Email không thuộc trường hợp bị cấm và hình thức này được xem là giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử. Đây cũng được xem là việc ký hợp đồng bằng văn bản.

Do đó, ký hợp đồng qua Email vẫn được xác định là hợp đồng văn bản và sẽ hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành về từng loại hợp đồng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Xem thêm:  Cải cách tiền lương: Lương công chức mới bằng lương người làm lâu năm?

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp; tham gia với tinh thần tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội.

Đặc biệt, việc ký hợp đồng qua Email phải thể hiện được rõ ràng đang thực hiện việc giao kết hợp đồng mà không phải chỉ gửi cũng như nhận thông tin về loại hợp đồng dự kiến giao kết.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng được ký qua Email vẫn hợp pháp và có hiệu lực nếu theo thoả thuận của hai bên, việc ký hợp đồng qua Email là cách thức để giao kết hợp đồng và hợp đồng đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của pháp luật.

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán chung cư 2023

2. Một bên không thừa nhận hợp đồng qua Email, phải làm sao?

Điều 38 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định:

Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

Đồng thời, giá trị pháp lý của hợp đồng được ký thông qua Email không thể bị phủ nhận chỉ vì nó được thể hiện dưới dạng thông điệp điện tử mà không phải dưới dạng văn bản hoặc lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Một bên không thừa nhận hợp đồng qua Email, phải làm sao?

Do đó, nếu hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thông thường thì nó hoàn toàn hợp pháp. Và khi đó, các bên đã được xem giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, do việc ký hợp đồng thông qua Email thường được thực hiện gián tiếp mà các bên không phải trực tiếp gặp mặt nhau nên nhiều trường hợp, khi nhận thấy có sự bất hợp lý trong nội dung hợp đồng thì các bên hoàn toàn có thể không chấp nhận việc ký hợp đồng qua Email.

Cần nói thêm rằng, nếu hai bên đã đồng ý ký hợp đồng qua Email và hợp đồng này đã đáp ứng điều kiện về hình thức cũng như nội dung đã được thể hiện theo đúng thoả thuận của các bên thì việc không thừa nhận hợp đồng ký bằng Email sẽ không được chấp nhận.

Khi đó, các bên có thể yêu cầu Toà án công nhận hợp đồng ký kết thông qua Email là hợp đồng hợp pháp hoặc tuyên hợp đồng đó vô hiệu nếu các bên cung cấp được đầy đủ bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình.

Xem thêm:  Đất trồng lúa có được thế chấp vay vốn ngân hàng không?

>>> Xem thêm: Danh sách cộng tác viên làm việc tại nhà thu nhập hấp dẫn lên tới hàng nghìn đô

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Ký hợp đồng qua Email có hợp pháp không?Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà trọn gói, giá rẻ tại Hà Nội

>>> Văn phòng dịch thuật công chứng uy tín nhất Hà Nội

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng mất bao lâu thì có sổ?

>>> Thủ tục công chứng di chúc với người ốm đau, bệnh tật ngay tại nhà

>>> Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà chung cư mới nhất 2023

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *