Bài viết dưới đây của văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tổng hợp các quy định mới nhất của pháp luật về điều kiện và quyền lợi khi giáo viên nghỉ hưu trước tuổi. Thông qua việc thu thập thông tin từ các văn bản pháp luật cập nhật, chúng tôi sẽ đi sâu vào những điểm quan trọng nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai – địa chỉ công chứng uy tín cho mọi nhà.

1. Giáo viên muốn nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện gì?

Để giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi, cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Giáo viên namGiáo viên nữ
Năm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưuNăm nghỉ hưuTuổi nghỉ hưu
202461 tuổi202456 tuổi 04 tháng
202561 tuổi 03 tháng202556 tuổi 08 tháng
202661 tuổi 06 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 09 tháng202757 tuổi 04 tháng
Từ năm 2028 trở đi62 tuổi202857 tuổi 08 tháng
202958 tuổi
203058 tuổi 04 tháng
203158 tuổi 08 tháng
203259 tuổi
203359 tuổi 04 tháng
203459 tuổi 08 tháng
Từ năm 2035 trở đi60 tuổi

Để được nghỉ hưu trước tuổi, giáo viên cần đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:

– Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định, nhưng không quá 05 tuổi, nếu thuộc vào các trường hợp bị suy giảm khả năng lao động hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.

1. Giáo viên muốn nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện gì?

– Thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP. Dưới đây là các trường hợp mà giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 29/2023/NĐ-CP:

  • Dư do rà soát, sắp xếp lại bộ máy, nhân sự hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ.
  • Dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Dư do cơ cấu lại vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý đồng ý.
  • Trong 02 năm liên tiếp liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế: có 01 năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
  • Trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét tinh giản biên chế xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền được pháp luật hiện hành quy định thế nào?

  • Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế: Mỗi năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc cao hơn hoặc bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định.
  • Trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế: Có tổng số ngày nghỉ làm việc cao hơn hoặc bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Cán bộ, công chức, viên chức đang bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Xem thêm:  Thủ tục nhận con nuôi theo Pháp luật Hôn nhân và gia đình

2. Giáo viên được hưởng chế độ gì nếu nghỉ hưu sớm?

2. Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chế độ gì?

Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động sẽ được hưởng chế độ lương hưu như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương đóng BHXHD

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

  • Giáo viên nữ được hưởng:
    • Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm tính hưởng 45%.
    • Sau đó, cứ mỗi thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%.
  • Giáo viên nam được hưởng:
    • Đóng bảo hiểm xã hội 20 năm tính hưởng 45%.
    • Sau đó, cứ mỗi thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%.
  • Mức hưởng lương hưu tối đa là 75%.
  • Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động: Bị trừ tỷ lệ hưởng:
    • Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2%.
    • Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có tháng lẻ: Lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu. Lẻ từ 06 tháng trở lên thì giảm 1%.
  • Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi còn lại: Được giữ nguyên tỷ lệ hưởng.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Trường hợp giáo viên nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế

– Giáo viên có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021:

Ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

  • Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định.
  • Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

>>> Xem thêm: Công chứng ngoài giờ hành chính, ngoài trụ sở và những lợi ích thiết thực đối với người dân.

Xem thêm:  Có được dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hỏa hoạn?

– Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định thì còn được hưởng các chế độ sau:

  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định.
  • Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
  • Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

– Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021 thì:

  • Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

– Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Trên đây là tổng hợp nhận định của chúng tôi về Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi: điều kiện, quyền lợi ra sao? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Đặt cọc và ký cược có gì khác nhau?

>>> Dịch thuật lấy ngay, đảm bảo chất lượng hoàn hảo và chính xác nhất cho người dân.

>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo thông tư liên tịch 257/2016/TT-BTC.

>>> Tại Việt Nam, di chúc miệng có được pháp luật dân sự hiện hành công nhận không?

>>> Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà có là cố định với mọi trường hợp tùy hay theo giá trị hợp đồng, giá trị tài sản?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *