Đặt cọc và ký cược là hai trong số các biện pháp thực hiện bảo đảm. Vậy nên hiểu hai khái niệm này như thế nào? Làm sao để phân biệt hai biện pháp bảo đảm này? Pháp luật hiện hành 2023 quy định về 2 biện pháp này ra sao? Hãy cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đi sâu khám quá để giải đáp cho câu hỏi này nhé!

>>> Xem thêm tại: Phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên – địa chỉ công chứng có dịch vụ hoàn hảo, nhanh gọn.

1. Đặt cọc và ký cược là gì?

1. Đặt cọc và ký cược là gì?

Theo Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc và ký cược là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, để phân biệt giữa chúng, cần hiểu rõ về đặt cọc và ký cược.

1.1 Đặt cọc:

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo định nghĩa tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong đó:

– Bên đặt cọc giao tài sản (tiền, kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị) cho bên nhận đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định.

– Kết quả của việc đặt cọc phụ thuộc vào việc hợp đồng có được thực hiện hay không.

  • Hợp đồng thành công: Tài sản đặt cọc trả lại hoặc trừ vào nghĩa vụ trả tiền.
  • Hợp đồng không thành công:
    • Bên đặt cọc từ chối: Tài sản thuộc về bên nhận cọc.
    • Bên nhận cọc từ chối: Tài sản trả lại và bên nhận cọc thanh toán thêm một khoản tiền tương đương giá trị của tài sản đặt cọc.

Ví dụ: Ông A đặt cọc 20 triệu để mua nhà của ông B. Nếu giao dịch thành công, ông A sẽ trừ 20 triệu vào giá nhà. Ngược lại, nếu không thành công, tùy thuộc vào nguyên nhân, ông A hoặc ông B có thể nhận lại tài sản đặt cọc.

1.2 Ký Cược:

Ký cược là biện pháp bảo đảm theo Điều 329 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

– Bên thuê động sản (kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị khác) giao cho bên cho thuê để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê.

Xem thêm:  Xây tạm có cần xin giấy phép xây dựng không?

– Xử lý tài sản ký cược phụ thuộc vào việc bên thuê có trả lại tài sản hay không.

  • Trả lại tài sản thuê: Bên thuê nhận lại tài sản ký cược sau khi đã trả tiền thuê.
  • Không trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê đòi lại tài sản ký cược, và nếu không còn thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

>>> Xem thêm tại: Phòng công chứng nào nhận làm dịch vụ sổ đỏ không? Chỗ nào thực hiện nhanh gọn, uy tín mà giá cả hợp lý?

Ví dụ: Ông A cho ông B thuê xe máy trong 1 năm và ông B ký cược 10 triệu đồng để đảm bảo việc trả lại xe sau thời hạn hợp đồng.

Đặt cọc và ký cược, mặc dù là biện pháp bảo đảm, nhưng có các điểm khác nhau, đặt cọc thường liên quan đến giao kết hợp đồng, trong khi ký cược thường áp dụng trong trường hợp cho thuê động sản. Cần hiểu rõ để tránh nhầm lẫn khi thực hiện các giao dịch.

2. Đặt cọc khác ký cược ở đâu?

2. Sự khác biệt giữa đặt cọc và ký cược

Từ định nghĩa của đặt cọc và ký cược đã được trình bày ở phần trước, chúng ta có thể nhận thức được những đặc điểm phân biệt giữa hai hình thức này.

Tiêu chuẩnĐặt cọcKý cược
Căn cứĐiều 328 Bộ luật dân sự 2015Điều 329 Bộ luật dân sự 2015
Định nghĩaĐặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê tài sản ký cược trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Mục đíchNhằm giao kết/thực hiện hợp đồngNhằm trả lại tài sản thuê
Tài sản đảm bảoKhông quy địnhTài sản thuê là động sản
Hậu quả– Hợp đồng được thực hiện: Trả lại hoặc trừ tài sản đặt cọc vào nghĩa vụ trả tiền.
– Bên đặt cọc từ chối: Bên nhận cọc được hưởng tài sản đặt cọc.
– Bên nhận cọc từ chối: Trả lại tài sản đặt cọc và một số tiền tương đương với tài sản đặt cọc.
– Bên thuê trả lại tài sản thuê: Tài sản ký cược được trả lại cho bên thuê sau khi đã thanh toán hết tiền thuê.
– Bên thuê không trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê đòi lại tài sản thuê. Nếu tài sản thuê không còn, tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

>>> Xem thêm tại: Công chứng thứ 7 chủ nhật có thêm thủ tục gì không? Cần điều kiện gì khác không?

Xem thêm:  Mẫu đơn tặng cho đất như thế nào?

Trên đây là tổng hợp nhận định của chúng tôi về Đặt cọc và tạm ứng có giống nhau trong thực hiện hợp đồng? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Đặt cọc và tạm ứng có giống nhau trong thực hiện hợp đồng?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà có phức tạp không? Có mấy loại giấy tờ? Thủ tục tiến hành ra sao?

>>> Có cần công chứng hợp đồng thuê nhà không? Giá Công chứng hợp đồng thuê nhà được pháp luật hiện hành quy định thế nào?

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những gì? Thẩm quyền chứng thực chữ ký thuộc về cơ quan nào?

>>> Thủ tục công chứng thừa kế cho con chưa đủ 18 tuổi có phức tạp như chúng ta nghĩ không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *