Tại Việt Nam, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đã được sửa đổi và bổ sung), người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của CSGT có thể đối mặt với các biện pháp xử lý sau:

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Top 1 Cầu Giấy công chứng giấy uỷ quyền nhanh gọn địa chỉ ở đâu ?

1. Không chấp hành hiệu lệnh sẽ bị phạt thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông (CSGT).

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

Khoản 2 Điều này cũng khẳng định, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Như vậy, người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phương tiệnMức phạtCăn cứ
Phạt tiềnPhạt bổ sung
Ô tô04 đến 06 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm b khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
Xe máy800.000 đến 01  triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm g khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng02 đến 03 triệu đồngTước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 thángĐiểm d khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7
Xe đạp100.000 – 200.000 đồngĐiểm b khoản 2 Điều 8
Người đi bộ60.000 – 100.000 đồngĐiểm c khoản 1 Điều 9
Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo100.000 – 200.000 đồngĐiểm a khoản 2 Điều 10

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mới nhất 2023

2. Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT có phải chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ là tội được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.

Xem thêm:  Chó cắn người đi đường, chủ có phải bồi thường?

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Theo quy định này, hành vi không chấp hiệu lệnh của CSGT không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng cũng không thể tránh khỏi việc bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

Tùy vào từng đối tượng vi phạm cụ thể mà người tham gia giao thông có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 06 triệu đồng, kèm theo đó còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

  • Hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì đi thế nào?

Biển báo giao thông và hiệu lệnh của CSGT đều thuộc hệ thống báo hiệu giao thông. Người tham gia giao thông có trách nhiệm tuân thủ chỉ dẫn của biển báo cũng như hiệu  lệnh của CSGT.

Trường hợp hai hình thức báo hiệu kể trên cùng xuất hiện một vị trí mà hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì người tham gia giao thông phải ưu tiên thực hiện theo hiệu lệnh của CSGT.

Bởi theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khi hai hình thức báo hiệu là biển báo giao thông và hiệu lệnh của CSGT cùng xuất hiện tại một khu vực thì người tham gia giao thông cần tuân thủ theo thứ tự hiệu lực như sau: (1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông >> (2) Hiệu lệnh của biển báo hiệu.

 Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

Bên cạnh đó, Điều 8 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng quy đinh, người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, ngay cả khi hiệu lệnh đó trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Xem thêm:  Cảnh sát giao thông có được dừng xe biển xanh/đỏ không?

Vì vậy, việc ưu tiên chấp hành chỉ dẫn của CSGT được đưa lên hàng đầu. Người tham gia giao thông cần lưu ý điều này để tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính.

>>> Xem thêm: Cập nhật thủ tục công chứng di chúc mới nhất 2023 dành cho thừa kế bất động sản.

Trên đây là thông tin về mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Có thể bạn muốn xem thêm:

>>> Công chứng có làm việc vào thứ 7, chủ nhật, có thu thêm phụ phí kí ngoài giờ hành chính hay không?

>>> Tư vấn 24/24 miễn phí tận tình cho khách tại văn phòng công chứng và tận nhà, uy tín nhất Hà Nội

>>> Nộp phạt cho cảnh sát giao thông có cần chứng thực chữ ký không và cần những giấy tờ gì khi nộp phạt ?

>>> Phí công chứng giấy tờ nộp phạt cho cảnh sát giao thông là bao nhiêu ? có đắt không ?

>>> Thủ tục nhận con nuôi theo Pháp luật Hôn nhân và gia đình

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *