Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều nằm trong những kênh đầu tư an toàn, rủi ro thấp. Vậy trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có gì khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé.

>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hết bao tiền?

1. Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (Chính phủ hoặc doanh nghiệp) dùng để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn. Cụ thể:

Trái phiếu Chính phủ được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước.

Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Còn trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

>>> Xem ngay: Phí công chứng giấy ủy quyền nhận thừa kế nhà chung cư mới nhất 2023

2. So sánh trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

2.1. Điểm giống nhau

Giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có những đặc điểm giống nhau cơ bản như sau:

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Ba Đình

– Đều là chứng chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành;

– Nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ;

– Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng;

– Thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm;

– Có kỳ hạn tối thiểu là 01 năm.

>>> Xem ngay: Dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội thủ tục đơn giản, miễn phí giao khi có sổ

2.2. Điểm khác nhau

Dựa trên các quy định của pháp luật, có thể phân biệt trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp qua các tiêu chí sau:

Trái phiếu Chính phủTrái phiếu doanh nghiệp
Đơn vị phát hànhTheo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2011:
– Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính;
– Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020 quy định:
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Mục đích phát hành– Đầu tư phát triển kinh tế
– Xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
– Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;
– Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
– Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
– Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.(Căn cứ Điều 4 Nghị định 01)
Để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020 sửa đổi tại Nghị định 65/2022)
Lãi suấtThường giữ ở mức cố địnhTùy vào doanh nghiệp phát hành
Kỳ hạnTheo khoản 1 Điều 6 Nghị định 01, ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên.
Thực tế thường kéo dài trong trung hạn (05 – 12 năm) hoặc dài hạn (12 – 30 năm).
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 153, kỳ hạn trái phiếu từ 01 năm trở lên và do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thực tế thường kéo dài trong ngắn hạn (01 – 03 năm).
Khả năng bảo toàn vốnRất cao, gần như tuyệt đốiTương đối
Rủi roRủi ro cực thấp, chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.Rủi ro ở mức trung bình, chủ yếu đến từ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp phát hành.
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu (trái phiếu chuyển đổi)Không

Trên đây là một số thông tin để so sánh trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Khí thải nhà kính là gì? Nguyên nhân gây ra khí nhà kính

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Tuyển cộng tác viên nhập liệu không yêu cầu kinh nghiệm?

>>> Công chứng di chúc bằng văn bản hết bao nhiêu tiền?

>>> Hướng dẫn thủ tục xin cấp sổ đỏ đầy đủ, chi tiết nhất

>>> Địa chỉ miễn phí công chứng ngoài giờ hành chính

>>> Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *