Sổ hộ khẩu là công cụ và thủ tục hành chính để nhà nước quản lý nhân khẩu; việc sinh sống, di chuyển, thay đổi chỗ ở và các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi của hộ gia đình. Vậy trong quá trình giao dịch mua bán nhà công dân có cần chuyển hộ khẩu hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>>> Mới cập nhập: Biểu phí công chứng cập nhật mới và đầy đủ nhất 2023
1. Mua nhà có cần chuyển hộ khẩu sang nhà mới?
Nếu mua nhà mới với mục đích chuyển đến đây sinh sống lâu dài, nên chuyển hộ khẩu sang nhà mới bởi các lý do sau:
– Bị xóa đăng ký thường trú tại nơi ở trước đây do thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú:
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
– Để được hưởng các chính sách tại địa phương nơi có hộ khẩu mới:
Tại một số địa phương, nếu có hộ khẩu thì người dân sẽ được hưởng các chính sách ưu tiên đặc thù như: Giảm các loại phí, lệ phí; tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục công lập; thi tuyển công chức…
– Thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính, hưởng các chế độ về an sinh xã hội, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế…
>>> Xem thêm: 03 cách phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng để tránh nhầm lẫn khi mua bán đất
2. Hướng dẫn thủ tục chuyển khẩu sang nhà mới mua
Giấy tờ cần chuẩn bị
Theo Điều 21 Luật Cư trú, hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp:
- Giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà/tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc chuyển nhượng nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Cách thức nộp hồ sơ
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC, lệ phí đăng ký thường trú trực tiếp là 20.000 đồng/lần, đăng ký trực tuyến là 10.000 đồng/lần.
Thời gian giải quyết
Theo Điều 22 Luật Cư trú, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường trú tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sổ hồng thực hiện ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Mua nhà có cần chuyển hộ khẩu sang nhà mới?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Có thể bạn quan tâm:
>>> Cần nhờ người khác làm thủ tục hành chính, xem ngay thủ tục công chứng ủy quyền!
>>> Hủy di chúc đã công chứng có được không?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch