Thời gian này, các địa phương trên cả nước đang lần lượt tổ chức khám nghĩa vụ quân sự. Trường hợp phải nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người lao động có được tính hưởng lương của ngày làm việc đó không. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Nghỉ làm để đi khám nghĩa vụ quân sự được hưởng chế độ gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám được diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương sẽ sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phù hợp.

Nghỉ làm để đi khám nghĩa vụ quân sự được hưởng chế độ gì?

Mỗi cá nhân nhận được lệnh đều có nghĩa vụ phải chấp hành. Do đó, trường hợp lịch khám rơi vào ngày làm việc trong tuần, người lao động cần thiết phải nghỉ làm để thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo khoản 10 Điều 58  Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

>>> Xem ngay: Tuyển cộng tác viên ngân hàng làm việc tại nhà triết khấu hoa hồng cao

Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, khi nghỉ làm để thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:

* Người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

– Quyền lợi:

  • Nhận nguyên lương, phụ cấp đang được hưởng.
  • Nhận được tiền tàu xe đi và về.

– Được chi trả bởi: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc, công tác.

* Người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

– Quyền lợi:

  • Tiền ăn = Mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh = 65.000đ/người/ngày (theo Thông tư 168/2021/TT-BQP).
  • Được thanh toán tiền tàu xe đi và về.

–  Được chi trả bởi: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Như vậy, những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm vẫn được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.

Xem thêm:  Đấu giá biển số đẹp có bán lại được không?

Trong khi đó, những người lao động khác lại không được tính hưởng lương của ngày nghỉ mà thay vào đó được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe đi lại.

>>> Xem ngay: 03 cách kiểm tra sổ đỏ giả để tránh tiền mất tật mang

2. Vướng lịch làm việc, không đi khám nghĩa vụ quân sự có sao không?

Một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đó là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hành vi này được hiểu là việc công dân không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

 Vướng lịch làm việc, không đi khám nghĩa vụ quân sự có sao không?

Theo đó, nếu nhận được lệnh gọi đi khám, ngay cả khi bận việc, người lao động cũng phải chấp hành. Nếu không đi khám theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự huyện, người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, người lao động biết có lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không đi khám thì sẽ bị phạt từ 25 – 35 triệu đồng.

Do đó, nếu không muốn bị phạt, người lao động cần nghiêm túc chấp quy định

Nếu phải nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người lao động cũng cần thông báo cho người sử dụng lao động biết để họ có thể chủ động sắp xếp công việc.

Đặc biệt, nếu muốn được tính lương của ngày nghỉ, người lao động có thể chủ động xin nghỉ phép năm với người sử dụng lao động để được hưởng nguyên lương của ngày nghỉ đó.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Thủ tục sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương?“. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Đi làm ngày nghỉ bù tính lương như thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Trường hợp nào nộp tiền khắc phục hậu quả để được giảm án?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền làm thủ tục hành chính mất bao lâu

>>> Công ty dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay tại Hà Nội

>>> Dịch vụ công chứng di chúc tại nhà nhanh, giá rẻ tại Hà Nội

>>>  Thủ tục chứng thực chữ ký và những giấy tờ cần chuẩn bị

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *