Chất thải rắn là một trong những loại chất thải được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Vậy, cụ thể, chất thải rắn là gì và được phân loại chất thải rắn như thế nào, cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Thủ tục sang tên sổ đỏ trọn gói hết bao nhiêu tiền

1. Chất thải rắn là gì? Phân loại chất thải rắn hiện nay

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn/bùn thải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (theo khoản 18, 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Các loại chất thải rắn được liệt kê trong Luật Bảo vệ môi trường gồm:

– Chất thải rắn sinh hoạt;

– Chất thải rắn công nghiệp thông thường;

– Chất thải rắn y tế;

Chất thải rắn là gì? Phân loại chất thải rắn hiện nay

– Chất thải rắn nguy hại.

Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt lại được phân loại thành: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác (theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Còn chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau theo khoản 1 Điều 81 Luật này:

– Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

– Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

– Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.

2. Quy định về xử lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị:

– Phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
  • Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

>>> Xem ngay: Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán chung cư 2023

Xem thêm:  Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thì:

  • Tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
  • Chất thải thực phẩm không thể làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như ở đô thị.

>>> Xem ngay: 03 cách kiểm tra sổ đỏ giả để tránh tiền mất tật mang

3. Quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:

– Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn.

Quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

– Chất thải rắng công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp.

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường/chuyển giao cho các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng/san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
  • Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với các đối tượng nêu trên.
Xem thêm:  Mua bán xe bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

>>> Xem thêm: Địa chỉ miễn phí công chứng ngoài trụ sở tại nhà

Trên đây là khái niệm chất thải rắn là gì. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền làm thủ tục hành chính mất bao lâu

>>> Công ty dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay tại Hà Nội

>>> Dịch vụ công chứng di chúc tại nhà nhanh, giá rẻ tại Hà Nội

>>>  Thủ tục chứng thực chữ ký và những giấy tờ cần chuẩn bị

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *