Hồ sơ giảm trừ gia cảnh (hay còn gọi là hồ sơ chứng minh người phụ thuộc) cần phải công chứng hay không là thắc mắc của nhiều người khi thực hiện thủ tục này. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được giải đáp.

>>> Xem thêm: Lưu ý với chiêu trò dịch vụ công chứng giả khi mua bán nhà đất tại Hà Nội

1. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cần công chứng không?

Các giấy tờ trong hồ sơ giảm trừ gia cảnh hiện nay không cần công chứng, chứng thực mà đều chỉ yêu cầu bản chụp của giấy tờ (theo điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 79/2022/TT-BTC).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

>>> Xem thêm: Cách tính phí công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản từ bố mẹ sang con.

Tùy trường hợp giấy tờ để chứng minh người phụ thuộc sẽ khác nhau, cụ thể:

STTĐối tượngHồ sơ chứng minh
1Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng– Con dưới 18 tuổi: Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có)
– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động: + Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có).
+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
– Con đang theo học tại các bậc học:
+ Bản chụp Giấy khai sinh.
+ Bản chụp Thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
– Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, cần có thêm:
+ Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi;
+ Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
2Vợ/chồng của người nộp thuế– Bản chụp CMND/CCCD
– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:
– Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
– Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
3Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp phápĐối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
+ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;
+ Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:
– Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động;
– Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
4Cá nhân khác không nơi nương tựa do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng:
– Anh, chị, em ruột của người nộp thuế.
– Ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh, chị, em ruột.
– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh..
– Giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
+ Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
+ Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:
+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
+ Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Căn cứ vào quy định nêu trên, hồ sơ giảm trừ gia cảnh không phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần nộp bản chụp.

Xem thêm:  Công chức xã nào bị tinh giản biên chế từ 01/8/2028?

* Hiện nay pháp luật chưa giải thích thế nào là bản chụp nhưng từ định nghĩa bản sao theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và thực tế, có thể hiểu, bản chụp là bản thu được từ việc chụp bản gốc giấy tờ bằng thiết bị có chức năng chụp như điện thoại, máy ảnh,… và có thể được in ra để dùng cho một số mục đích.

>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở miễn phí – giúp tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và hiệu quả.

2. Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?

Từ kỳ tính thuế năm 2020 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được điều chỉnh tăng từ 3,6 triệu đồng/tháng lên thành 4,4 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Đồng thời tăng cả mức giảm trừ gia cảnh bản thân từ 09 triệu đồng/tháng lên thành 11 triệu đồng/tháng.

Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 đối tượng nộp thuế.

>>> Xem thêm: Đối với bất động sản, thủ tục làm hợp đồng tặng cho như thế nào? Có bị mất thuế tặng cho không?

Như vậy, trên đây là giải đáp cho vấn đề “Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cần công chứng hay không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hợp pháp hóa hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Công chứng là bắt buộc với hợp đồng về nhà đất nào?

>>> Phí công chứng tại nhà khi công chứng sang tên sổ đỏ.

>>> Công chứng nhà nước có làm việc vào cuối tuần không?

>>> Tài sản ở nhiều nơi, quốc gia khác nhau khi công chứng di chúc có cần làm tại nơi có tài sản?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền đối với nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện mua bán có sai phạm pháp luật không?

>>> Khi công chứng các hợp đồng/giao dịch như các giao dịch liên quan tới bất động sản cần lưu ý vấn đề gì về thuế, phí sang tên?

>>> Phí công chứng khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà đất tính theo khung nhà nước hay giá trị thực tế của tài sản?

>>> Cách tính phí công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản từ bố mẹ sang con.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *