Hiện nay, phần lớn các thủ tục hành chính đều yêu cầu công dân cung cấp số thẻ Căn cước công dân (CCCD) cùng với ngày cấp để chứng minh nhân thân. Vậy ngày cấp CCCD ghi ở đâu trên thẻ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

>>> Xem ngay: Sổ hồng là gì? Xem ngay cách nhận diện sổ hồng giả để tránh tiền mất tật mang

1. Ngày cấp căn cước công dân ghi ở đâu trên thẻ?

1.2. Đối với thẻ CCCD gắn chip

Đối với CCCD gắn chíp, theo Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, ngày cấp CCCD nằm ở mặt sau của thẻ, phía bên trái, mục thứ hai từ trên xuống.

Phía trên ngày cấp CCCD gắn chip là mục ghi đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đây là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.

Ngày cấp căn cước công dân ghi ở đâu trên thẻ?

​Phía dưới ngày cấp CCCD lần lượt là con chip điện tử, con dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Bên phải ngày cấp CCCD gắn chip là ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ CCCD.

Dưới cùng là dòng ký tự gọi là MRZ

1.2. Đối với thẻ CCCD mã vạch

Thẻ CCCD mã vạch ghi ngày cấp ở mặt sau của thẻ, góc dưới cùng bên phải, bên cạnh ô vân tay, dưới mục đặc điểm nhận dạng và dòng mã vạch.

>>> Có thể quan tâm: Phí công chứng, chứng thực sơ yếu lí lịch, giấy tờ tại Hà Nội

2. Căn cước công dân có giá trị bao nhiêu năm kể từ ngày cấp?

Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD.

Căn cước công dân có giá trị bao nhiêu năm kể từ ngày cấp?

Trong đó, hạn sử dụng của CCCD không phụ thuộc vào ngày cấp như CMND mà phụ thuộc vào độ tuổi của chủ thẻ. Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân quy định:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo

Như vậy, có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ CCCD là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Xem thêm:  Có bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu đi làm CCCD mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.

>>> Xem ngay: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói, nhanh gọn, miễn phí giao tại Hà Nội

3. Ngoài ngày cấp, cần chú ý thông tin gì trên CCCD?

3.1. Số thẻ căn cước công dân

Số thẻ CCCD có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của công dân. Mỗi công dân đều được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.

12 số CCCD thể hiện được một số thông tin cơ bản như năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh của công dân.

Ngoài ngày cấp, cần chú ý thông tin gì trên CCCD?

3.2. Ngày sinh, nơi thường trú

Ngày sinh, nơi thường trú là các thông tin rất hay được yêu cầu cung cấp khi thực hiện thủ tục hành chính, tham gia giao dịch…

Nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú ghi trên CCCD bị sai, bạn cần đến ngay cơ quan công an để làm lại CCCD.

3.3. Nơi cấp căn cước công dân

Đối với CCCD gắn chip, nơi cấp thẻ là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Đối với CCCD mã vạch:

Nếu làm thẻ từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Nếu làm thẻ từ ngày 10/10/2018 trở đi thì nơi cấp là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

3.3. Giới tính

Đối với những người đã chuyển đổi giới tính, nếu chưa làm lại CCCD và thay đổi thông tin về hộ tịch thì vẫn phải ghi giới tính trong các giấy tờ, thủ tục theo giới tính ghi trên CCCD.

>>> Xem ngay: Công chứng thứ 7 chủ nhật – Công chứng nhanh giao ngay trong 24h

Trên đây là thông tin về: Ngày cấp CCCD ghi ở đâu trên thẻ?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thu nhập tăng thêm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Thủ tục công chứng di chúc gồm những bước nào? Cần chuẩn bị những gì?

>>> 03 lưu ý khi kí hợp đồng thuê nhà dành cho tân sinh viên

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền đăng kí hộ tịch mới nhất 2023

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền hết bao nhiêu tiền?

>>> Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai thông tin có thể vô hiệu không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *